Biến chứng nghiêm trọng của trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh phổ biến hiện nay. Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, người bị trào ngược dạ dày thực quản rất dễ biến chứng gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe.

Biến chứng nghiêm trọng của trào ngược dạ dày thực quản Biến chứng nghiêm trọng của trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh phổ biến hiện nay. Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, người bệnh rất dễ biến chứng gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe.

Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch dạ dày thường xuyên bị trào ngược lên vùng thực quản. Thông thường, chúng ta có thể bị trào ngược sau bữa ăn, trong thời gian ngắn và không kèm theo triệu chứng. Tuy nhiên, những cơn trào ngược bình thường sẽ trở thành bệnh nếu như chúng xảy ra thường xuyên hơn (khoảng 2 - 3 lần/tuần), làm tổn thương thực quản. Nếu trào ngược diễn ra quá lâu, niêm mạc thực quản sẽ biến đổi, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

vicare.vn-bien-chung-nghiem-trong-cua-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-body-1

Những triệu chứng trào ngược dạ dày

Người mắc trào ngược dạ dày sẽ gặp phải các triệu chứng sau đây:

  • Tiết nước bọt nhiều: Đây là phản ứng sinh lý của cơ thể khi trung hòa axit trào lên thực quản.
  • Miệng đắng: Trào ngược dạ dày kèm theo triệu chứng dịch mật tiết ra nhiều sẽ gây cho người bệnh cảm giác đắng miệng.
  • Tức ngực: Khi dịch vị dạ dày cùng thức ăn trào ngược lên thực quản, chèn ép thực quản, gây cho người bệnh cảm thấy tức ngực, khó chịu.
  • Viêm phổi: Dịch vị trong dạ dày đẩy lên vùng thực quản có thể tràn vào phổi gây viêm phổi.
  • Khó nuốt: Do axit dạ dày trào ngược với tần suất lớn, gây phù nề, sưng tấy niêm mạc thực quản, khiến cho người bệnh có cảm giác khó nuốt, vướng cổ.
  • Ho, khàn tiếng: Dây thanh quản khi bị tiếp xúc với axit dạ dày sẽ bị sưng tấy, gây ra tình trạng khàn tiếng và lâu ngày sẽ chuyển thành ho.

Biến chứng của bệnh

Không chỉ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ bị ảnh hưởng cả ở đường hô hấp. Một số biến chứng của bệnh có thể kể đến như:

  • Viêm đường hô hấp: Người bệnh sẽ bị viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản hoặc viêm phổi khi chỉ cần một lượng nhỏ axit dạ dày trào được lên tới đường hô hấp. Bệnh nhân sẽ bị ho, khò khè nhưng lại không đáp ứng được với các phương pháp điều trị thông thường. Một số trường hợp dịch vị dạ dày trào lên họng khiến dây thanh quản trong cổ họng bị dày lên, gây khàn tiếng. Ngoài ra, người bị trào ngược dạ dày có thể sẽ bị mòn răng, viêm tai,....
  • Hẹp thực quản: Dịch dạ dày thường xuyên trào lên trên thực quản sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản, dẫn đến tình trạng loét, hẹp thực quản.
  • Barrett thực quản: Đây là biến chứng nặng nề nhất của viêm thực quản. Barrett thực quản là tình trạng các tế bào lót ở vùng thấp của thực quản bị biến đổi màu sắc do thường xuyên tiếp xúc với axit dạ dày. Tuy nhiên, có rất hiếm trường hợp bệnh nhân bị trào ngược thực quản biến chứng thành barrett thực quản. Nhưng đây lại là biến chứng cảnh báo ung thư thực quản - là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của trào ngược dạ dày thực quản.
  • Ung thư thực quản: Đây là một biến chứng hiếm gặp nhưng lại là biến chứng nghiêm trọng nhất của trào ngược dạ dày. Người trên 50 tuổi thường sẽ gặp phải biến chứng này. Khi trào ngược dạ dày chuyển biến thành ung thư thực quản, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như nuốt nghẹn, đau phía sau xương ức, ho khạc liên miên, khàn tiếng, hội chứng nhiễm trùng nổi bật. Có trường hợp người bệnh sẽ cảm thấy sự xuất hiện hạch to ở hố thượng đòn bên trái hoặc cả 2 bên. Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như sút cân nhanh chóng, da sạm, nếp nhăn nổi rõ.
vicare.vn-bien-chung-nghiem-trong-cua-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-body-2

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ làm giảm axit để điều trị bệnh, như:

  • Thuốc ức chế thụ thể H2 (Ranitidine hoặc Famotidine): có tác dụng ngăn ngừa hoặc ức chế việc tiết axit dạ dày. Người bệnh có thể sử dụng trước khi ăn để ngăn ngừa tình trạng ợ nóng.
  • Thuốc ức chế bơm proton - PPIs (Omeprazole): loại thuốc này cũng có tác dụng làm ức chế tiết axit bên trong dạ dày nhưng có hiệu quả hơn thuốc ức chế thụ thể H2 hay các loại thuốc kháng axit khác.

Trong trường hợp người bệnh kháng thuốc, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật thắt đáy vị để tăng cường sức mạnh cơ vòng dưới của thực quản.

Ngoài ra, người bệnh nên áp dụng một lối sống lành mạnh, thay đổi thói quen, ăn uống cũng góp phần khiến cho bệnh bớt tiến triển nặng hơn:

  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm có tính chua và béo
  • Tránh các loại thực phẩm có gia vị mạnh (cay, chua, nóng,...)
  • Bỏ thói quen xấu: rượu, bia, thuốc lá, cà phê,...

Xem thêm:

  • Những điều cần biết về bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Điều trị trào ngược dạ dày thực quản như thế nào?
  • Đừng chủ quan với trào ngược dạ dày thực quản