Biến chứng của đau dạ dày và các biện pháp khắc phục

Đau dạ dày là căn bệnh thường gặp ở những người có thói quen sinh hoạt không điều độ. Biến chứng của đau dạ dày xảy ra khi không được điều trị bệnh kịp thời hay điều trị không hiệu quả. Sau đây là những biến chứng bạn có thể gặp phải.

Biến chứng của đau dạ dày và các biện pháp khắc phục Biến chứng của đau dạ dày và các biện pháp khắc phục

Đau dạ dày là căn bệnh thường gặp ở những người có thói quen sinh hoạt không điều độ. Biến chứng của đau dạ dày xảy ra khi không được điều trị bệnh kịp thời hay điều trị không hiệu quả. Dưới đây là những biến chứng bạn có thể gặp phải.

1. Biến chứng của đau dạ dày thường gặp

Đau dạ dày có thể xảy ra biến chứng thường gặp như:

Xuất huyết dạ dày

Đây là một biến chứng cấp tính nguy hiểm đến hệ tiêu hóa, thậm chí là tính mạng của người bệnh nếu lượng máu chảy quá nhiều và không có biện pháp cầm máu. Tình trạng xuất huyết dạ dày thường xảy ra ở những người mắc bệnh dạ dày do uống nhiều rượu, có các ổ viêm loét trong dạ dày, stress quá độ, lạm dụng một số thuốc như Corticoid, aspirin,... Một số trường hợp khác có thể do chế độ ăn uống không lành mạnh, ảnh hưởng bởi các thức ăn chứa chất kích thích, cay, nóng quá độ.

Biểu hiện của xuất huyết dạ dày là thượng vị đau dữ dội, nôn ra máu hay đại tiện ra phân đen. Khi xảy ra biến chứng xuất huyết dạ dày cần nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.

vicare.vn-bien-chung-cua-dau-da-day-va-cac-bien-phap-khac-phuc-body-1

Viêm dạ dày mạn tính

Tình trạng đau, viêm, loét ở dạ dày bị tái đi tái lại nhiều lần sẽ khiến bệnh chuyển sang mạn tính. Ở một số trường hợp viêm mạn tính nếu có kết hợp loét và nhiễm vi khuẩn Hp kéo dài rất dễ biến chứng thành ung thư. Vì vậy cần hết sức chú ý trong công tác điều trị bệnh một cách hoàn hảo.

Thủng dạ dày

Đây được xem là biến chứng nặng nề với người bệnh. Thường thì tỷ lệ nam mắc nhiều hơn nữ do thói quen sử dụng rượu bia và các thực phẩm nhiều gia vị, chứa nhiều chất kích thích.

Đau vùng bụng, đau nhói thượng vị một cách đột ngột như kiểu có vật nhọn đâm vào bụng. Triệu chứng kèm theo là tim đập nhanh, hơi thở gấp, đại tiểu tiện ít, buồn nôn và nôn.

Hẹp môn vị

Biến chứng thường gặp ở người bị viêm, phù nề, co thắt hay biến chứng của ung thư, xơ chai,.... Hẹp môn vị gây nên tình trạng khó khăn trong lưu thông thức ăn xuống tá tràng.

  • Giai đoạn đầu: Người bệnh đau vùng trên rốn, đau tăng lên sau khi ăn, đau giảm khi nôn ra thức ăn. Ở giai đoạn này hẹp môn vị mới gây nên sự trì trệ về lưu thông thức ăn mà chưa bị tắc.
  • Giai đoạn sau: Các triệu chứng nặng nề hơn nhiều do sự lưu thông qua môn vị bị ngưng trệ hoàn toàn. Triệu chứng chính là liên tục đau bụng, chướng bụng và nôn ra thức ăn của ngày hôm trước.

Trường hợp hẹp môn vị có tổn thương thực thể thì cần cấp cứu ngoại khoa được thực hiện càng sớm càng tốt, tránh để tình trạng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

2. Các biện pháp khắc phục và phòng ngừa biến chứng của đau dạ dày

Để khắc phục và phòng ngừa biến chứng của đau dạ dày mà mọi người bệnh cần phải biết đó là:

Không lạm dụng thuốc

Các loại thuốc như aspirin, indomethacin, diclofenac, piroxicam,... cần được hạn chế và sử dụng đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Vì nếu lạm dụng các loại thuốc trên sẽ có nguy cơ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết, thủng dạ dày,...

vicare.vn-bien-chung-cua-dau-da-day-va-cac-bien-phap-khac-phuc-body-2

Chú ý đến thực phẩm

Người bệnh đau dạ dày nên ăn các thực phẩm dễ tiêu, mềm, ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no hay để dạ dày quá rỗng, ăn chậm, nhai kỹ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó cần tránh những thực phẩm như:

  • Thực phẩm có chất kích thích: họ cam chanh, nhiều gia vị, mù tạt, ớt, giấm, các thức uống có ga, nhiều đường, có cồn,...
  • Thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng: Nghêu, sò, ốc, hến, cua, gừng, tỏi, ớt,... Các món ăn nên được dùng khi còn ấm sẽ tốt hơn là để quá lạnh hay mới đun xong quá nóng.
  • Không uống rượu bia, cà phê, chè đặc: Những chất cồn, caffein này sẽ tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày và khiến cho tình trạng bệnh lý trở nên trầm trọng hơn.

Giải tỏa áp lực cuộc sống

Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày. Do đó, hãy biết cân bằng cuộc sống, giải tỏa những áp lực khi quá mệt mỏi và căng thẳng. Bạn nên sắp xếp thời gian học tập làm việc hợp lý. Ngủ đủ giấc để tinh thần được sảng khoái, giảm bớt tình trạng đau dạ dày, nâng cao hiệu quả điều trị và ngăn chặn tình trạng biến chứng do đau dạ dày gây ra.

Lời khuyên của bác sĩ đưa ra cho bạn đó là nên có chế độ ăn uống điều độ mỗi ngày, sinh hoạt lành mạnh. Khi có những triệu chứng bệnh cần gặp bác sĩ để được thăm khám, hưỡng dẫn dùng thuốc và điều trị dứt điểm, tránh để bệnh kéo dài dễ gây biến chứng.

Xem thêm:

  • Người bị đau dạ dày kiêng gì, ăn gì cho nhanh khỏi bệnh?
  • Đau dạ dày bạn đã biết cách điều trị đúng hay chưa
  • Khi mắc bệnh đau dạ dày có nên ăn sữa chua không