Bia rượu ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tim mạch?

Theo nhiều nghiên cứu, bia rượu nói chung thường có tác động đến các loại bệnh tim mạch và mạch máu não nói chung. Vậy cụ thể hơn, bia rượu ảnh hưởng thế nào đến tim mạch? Chúng ta nên tìm hiểu bài viết dưới đây:

Bia rượu ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tim mạch? Bia rượu ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tim mạch?

Theo nhiều nghiên cứu, bia rượu nói chung thường có tác động đến các loại bệnh tim mạch và mạch máu não nói chung. Vậy cụ thể hơn, bia rượu ảnh hưởng thế nào đến tim mạch?

1. Uống rượu có lợi cho tim mạch không?

Theo lời khuyên từ bác sỹ Mark Urman – 1 chuyên gia tại Viện tim mạch Cedar – Sinai, Los Angeles cho biết, việc uống rượu bia cũng có thể là một trong những tác nhân tích cực giúp máu loãng, nhờ đó mà hạn chế sự hình thành của các cục máu đông trong động mạch tim. Đây là lợi ích không thể phủ nhận của bia rượu đối với tim mạch.

Ngoài ra, theo bác sỹ James Beckerman – một chuyên gia tim mạch khác ở Trung tâm Providence St. Vincent, Portland – thông tin rằng, mỗi ngày uống rượu bia 1 lần cũng sẽ có các lợi ích tích cực nhất định đối với người bệnh tim (và cả những người bình thường). Chất cồn trong rượu sẽ làm tăng nồng độ cholesterol HDL có lợi lên 10%.

Tuy nhiên, các lợi ích trên chỉ xảy ra khi bạn dùng rượu bia ở mức độ vừa phải. Trong trường hợp bạn quá lạm dụng rượu bia như sở thích của mình, thậm chí là nghiện, thì sức khỏe của bạn sẽ bị đe dọa trầm trọng. Một trong những ảnh hưởng to lớn nhất của bia rượu trong cơ thể chính là các bệnh lý về tim mạch, mạch máu não cực kỳ nguy hiểm.

2. Bia rượu rượu ảnh hưởng thế nào đến tim mạch?

Cũng theo bác sỹ Urman, bia rượu cũng như nhiều loại thức uống khác, nếu như bị sử dụng quá nhiều, lợi ích sẽ trở thành tác hại. Vậy câu hỏi đặt ra là, khi lạm dụng quá nhiều, rượu ảnh hưởng thế nào đến tim mạch?

Tăng huyết áp

Dựa trên nhiều công trình nghiên cứu với mẫu có kích thước khổng lồ (tiến hành trên số lượng rất lớn các bệnh nhân), người ta nhận thấy giữa việc uống bia rượu và chứng tăng huyết áp có sự liên quan vô cùng mật thiết.

Cụ thể hơn, một nghiên cứu trên 4626 nam và 4647 nữ với độ tuổi trung bình từ 20 – 59 tuổi đến từ 32 quốc gia đã kết luận rằng:

  • Nam giới uống khoảng 60ml rượu hàng ngày (từ 300 – 499 ml rượu mỗi tuần) sẽ có huyết áp tâm thu cao hơn hẳn so với người không uống – 2.7mmHg.
  • Nam giới uống trên 500ml rượu mỗi tuần sẽ có huyết áp rất cao, lên đến 4.6 mmHg.
  • Nữ giới uống rượu trên 300ml mỗi tuần có huyết áp trung bình cao hơn bình thường, khoảng 3.9 mmHg.

Bên cạnh nghiên cứu trên, cũng có nhiều nghiên cứu khác khẳng định rằng đối tượng uống thức uống có độ cồn cao (rượu nặng) thường sẽ xảy ra các biến chứng huyết áp nhiều hơn hẳn so với người uống rượu nhẹ (độ cồn thấp).

vicare.vn-bia-ruou-anh-huong-nhu-nao-den-benh-tim-mach-body-1

Thiếu máu cơ tim

Uống rượu nhiều cũng có khả năng gây ra bệnh thiếu máu cơ tim và bệnh nhồi máu cơ tim. Mối tương quan giữa 2 sự kiện là là mối tương quan thuận, nghĩa là, bạn càng uống rượu ít, khả năng bị bệnh thiếu máu cơ tim/nhồi máu cơ tim sẽ được hạn chế. Trái lại, nếu uống quá nhiều, nguy cơ mắc phải 2 bệnh này sẽ tăng lên.

Rối loạn nhịp tim

Theo các nghiên cứu, cứ sau mỗi lần bạn uống rất nhiều rượu, nhịp tim của bạn sẽ trở nên bất thường và rối loạn, nhất là khu vực ngoại tâm thu trên thất. Người ta đặt cho hiện tượng này cái tên Hội chứng ngày nghỉ lễ - mang ý nghĩa cứ mỗi lần tụ tập, hội hè..., người bình thường sẽ uống nhiều rượu và dĩ nhiên làm cho nhịp tim không ổn định.Đối với những đối tượng 65 tuổi trở xuống, có đến 63% trường hợp nhịp tim kiểu rung nhĩ có nguyên nhân đến từ việc uống rượu.

vicare.vn-bia-ruou-anh-huong-nhu-nao-den-benh-tim-mach-body-2

Chứng suy tim

Để tiếp tục giải đáp câu hỏi rượu ảnh hưởng thế nào đến tim mạch, chúng ta sẽ tìm hiểu về tác hại lớn nhất của rượu đối với tim.Các chất độc có trong rượu có khả năng tác động trực tiếp lên tim mạch và gây ra chứng suy tim. Nếu như bạn là người nghiện rượu và trong khẩu phần ăn không được bổ sung Vitamin B1, nguy cơ suy tim sẽ càng lớn và bệnh lý cũng nghiêm trọng hơn rất nhiều so với các đối tượng ít uống rượu hơn.

3. Uống rượu với hàm lượng như thế nào là phù hợp?

Theo các thông tin trên, có thể thấy việc uống bia rượu có hại hay có lợi tùy thuộc rất nhiều vào hàm lượng bạn uống. Bạn có thể tham khảo một số mức độ sau đây:

  • Đối với các loại rượu nhẹ, độ cồn thấp như rượu vang hay Champagne bạn chỉ nên uống từ 100ml - 150ml / tuần.
  • Đối với bia thường, bia nhẹ, bạn có thể uống với hàm lượng cao hơn, khoảng 350ml/tuần.
  • Đối với loại rượu nặng như whisky hay vodka, mỗi tuần bạn chỉ nên uống khoảng 45ml mà thôi.

Trường hợp bạn đang mắc một số bệnh lý về tim nghiêm trọng hoặc hiện đang phải sử dụng thuốc tim mạch như thuốc loãng máu, thuốc điều chỉnh huyết áp, thuốc hạ cholesterol... việc uống rượu bia có thể gây ra tác hại ngay cả khi bạn uống với hàm lượng vừa phải. Do đó, bạn cần phải tham khảo kỹ ý kiến từ bác sỹ để hiểu rõ nguy cơ và tình trạng của mình.

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết bia rượu ảnh hưởng thế nào đến tim mạch, về mặt lợi ích lẫn mặt tác hại của nó. Hãy chú ý để chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình và tránh gây ra các biến chứng đáng tiếc, đe dọa đến mạng sống của bạn.

Xem thêm:

  • Top 5 thực phẩm tốt cho tim mạch
  • Hiến máu làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
  • Tác hại của rượu bia đối với giấc ngủ