Bị viêm kết mạc có lây không và kéo dài bao lâu thì khỏi?

Viêm kết mạc được xem là bệnh lý nhãn khoa rất phổ biến với nhiều người. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ra cảm giác khó chịu cho đôi mắt. Nhiều người có chung băn khoăn về việc viêm kết mạc có bị lây không và bao lâu sẽ khỏi bệnh. Cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Bị viêm kết mạc có lây không và kéo dài bao lâu thì khỏi? Bị viêm kết mạc có lây không và kéo dài bao lâu thì khỏi?

Viêm kết mạc được xem là bệnh lý nhãn khoa rất phổ biến với nhiều người. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ra cảm giác khó chịu cho đôi mắt.

Viêm kết mạc là bệnh gì?

Viêm kết mạc, hay còn gọi là đau mắt đỏ, là một dạng nhiễm trùng ở mắt do virus, vi khuẩn xâm nhập hoặc do một số tác nhân gây kích ứng. Đó là tình trạng viêm ở lớp màng trong suốt của bề mặt nhãn cầu, kết mạc mi. Đối tượng bị bệnh rất đa dạng, ở tất cả độ tuổi, giới tính như trẻ nhỏ, người lớn và người già.

Viêm kết mạc thường gia tăng mạnh vào thời điểm chuyển mùa. Đây là một dạng bệnh nhẹ, lành tính, không nguy hiểm nhưng cần chữa trị sớm để không gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.

vicare.vn-bi-viem-ket-mac-co-lay-khong-va-keo-dai-bao-lau-thi-khoi-body-1
Một số loại viêm kết mạc

Dấu hiệu sớm nhận biết bị viêm kết mạc

Thông thường, triệu chứng của bệnh không hoàn toàn giống nhau theo từng loại. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý những đặc điểm này để có cách phòng ngừa và điều trị đúng cách.

  • Viêm kết mạc do vi khuẩn: buổi sáng thức dậy người bệnh sẽ thấy mắt dính lại, khó mở mắt và nhiều ghèn, quan sát bên trong mắt thấy mắt có màu đỏ tươi.
  • Viêm kết mạc do virus: hiện tượng mắt đỏ nhiều và mắt sưng lên, người bệnh thường bị cả hai mắt, có thể xuất hiện chảy máu ở tròng trắng, hai bên dái tai có hạch và đôi khi kèm theo sốt.
  • Viêm kết mạc do dị ứng: mắt có cảm giác ngứa nhiều và chảy nước mắt. Đặc biệt là bị phù tròng trắng.
  • Viêm bờ mi: tình trạng mắt đỏ kéo dài ở bờ mi mắt, vảy chân ở lông mi và bờ mi đỏ.
  • Viêm kết mạc do nhiễm độc: cảm giác khó chịu, không có ghèn và nhức nhưng bị kinh niên, lộn mi thấy có sẹo, mắt không đỏ nhiều.
  • Mắt khô: mắt trong trạng thái bỏng, khô, người bệnh không muốn mở mắt, bị dính mắt, cảm giác vật lạ nằm trong mắt. Những người thường xuyên làm việc trong môi trường khô, tác dụng phụ của thuốc (thuốc dị ứng, an thần) sẽ dễ mắc phải bệnh này.

Viêm kết mạc có khả năng lây không?

Viêm kết mạc nằm trong nhóm các loại bệnh có thể lây truyền trong cộng đồng, từ người này sang người khác và có nhiều nguy cơ phát triển thành dịch bệnh. Các virus gây bệnh có nhiều trong dịch tiết của mắt (ghèn, nước mắt), nước mũi, nước bọt và miệng của người bệnh. Một điểm cần lưu ý là việc đeo kính râm chỉ giúp bảo vệ mắt trong thời gian bị bệnh chứ không phòng tránh được việc lây lan.

Việc lây lan của viêm kết mạc bằng nhiều cách khác nhau như sử dụng chung khăn mặt, dính dịch tiết của người bệnh sau đó dụi lên mắt, nguồn nước có mầm bệnh, ... Đặc biệt, bệnh này có khả năng lây qua đường hô hấp khi ho, hắt hơi, sổ mũi. Ngoài ra, các vật trung gian cũng có nguy cơ truyền bệnh nếu có chứa virus như gián, ruồi, bát đũa, nắm cửa, nút bấm thang máy, ... Đây được xem là môi trường thuận lợi cho viêm kết mạc tạo thành dịch bệnh ở những khu vực đông người như trường học, văn phòng làm việc, ...

Bao lâu sau khi bị viêm kết mạc thì sẽ hết bệnh?

Các chuyên gia về nhãn khoa cho biết nếu viêm kết mạc được phát hiện, can thiệp kịp thời thì tình trạng bệnh sẽ ngày một thuyên giảm và khỏi trong vòng từ 7 -14 ngày, số ít người có thể kéo dài tới 3 tuần. Tuy nhiên, với một số bệnh nhân mắc viêm kết mạc do vi khuẩn thì thời gian khỏi bệnh tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, thể trạng và cách xử lý. Trước đó, thời gian ủ bệnh đến khi phát ra ngoài thường kéo dài trong khoảng 3 ngày. Tiếp đến là một hoặc hai bên mắt bị đỏ, chảy nước mắt.

Dựa trên tình hình thực tế, đa số người bị viêm kết mạc đều lành tính, có thể tự khỏi và hiếm khi để lại biến chứng. Nhưng không vì vậy mà chủ quan trong việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, dẫn đến giảm thị lực. Đối với viêm kết mạc do lậu gây ra (thường thấy ở trẻ sơ sinh do lây từ mẹ sang con) cần điều trị kịp thời nếu không sẽ để lại biến chứng nặng nề.

vicare.vn-bi-viem-ket-mac-co-lay-khong-va-keo-dai-bao-lau-thi-khoi-body-2

Điều trị viêm kết mạc không tái phát

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra loại thuốc thích hợp để kiểm soát bệnh, bao gồm những loại như thuốc viên, thuốc tiêm và thuốc nhỏ mắt. Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định về phác đồ điều trị của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng các loại thuốc chưa được cho phép vì có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho mắt.

  • Thuốc kháng sinh: viêm kết mạc do nhiễm khuẩn sẽ dùng kháng sinh để ức chế và tiêu diệt. Một số loại thuốc kháng sinh phổ rộng hay được sử dụng là neomycin, offloxacin, cloramphenicol, tobramycin, sulfocetamid hoặc polymycin B, ... Quá trình dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt bệnh nhân cần theo khuyến cáo của bác sĩ để hạn chế tối đa các tác dụng phụ.
  • Thuốc nhỏ mắt kháng kích ứng: tình trạng khô mắt, sung huyết mắt sẽ được giảm nhẹ nhờ vào sử dụng thuốc nhỏ mắt có thành phần là nước mắt nhân tạo, chất bôi trơn như lycerin, polyvinyl alcohol, polyvidon, naphazoline, tetrahydrozoline, ...
  • Thuốc nhỏ mắt kết hợp: kết hợp các nhóm thuốc với nhau (kháng sinh, kháng viêm, chống kích ứng) nhằm tăng hiệu quả điều trị.
  • Thuốc kháng histamin H1: dùng trong các trường hợp viêm kết mạc do dị ứng. Một số loại thuốc được ưu tiên sử dụng là antazoline, chlorpheniramin, diphenhydramin...

Nên làm gì nếu bị viêm kết mạc?

  • Khi bị viêm kết mạc tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị. Nếu sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến mất thị lực, ví dụ như thuốc chứa corticoid.
  • Nên để mắt nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế mắt làm việc quá sức với máy tính, điện thoại, sách vở, ...
  • Giữ mắt luôn sạch sẽ và người bệnh nên lau mắt nhẹ nhàng, cẩn thận bằng khăn giấy mềm hoặc bông
vicare.vn-bi-viem-ket-mac-co-lay-khong-va-keo-dai-bao-lau-thi-khoi-body-3
  • Đặc biệt, luôn rửa tay kỹ bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi chạm vào mắt
  • Người bị viêm kết mạc cần tránh ăn những thức ăn có thể làm tăng phản ứng viêm như thuốc lá, rượu bia, tỏi, ớt, ...
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, khăn rửa mặt, ... bởi đây là yếu tố khiến bệnh lây lan nhiều hơn.
  • Tuyệt đối không dùng lá trầu không hoặc các bài thuốc trị viêm kết mạc chưa được kiểm chứng hiệu quả, an toàn và có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ngược lại, chúng có thể gây ra các tác dụng phụ, biến chứng khiến cho việc khỏi bệnh lâu hơn.
  • Theo dõi kỹ lưỡng tiến triển của bệnh để kịp thời đến bệnh viện nếu triệu chứng của bệnh nặng hơn, kéo dài không khỏi, nhất là đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ em.

Xem thêm:

  • Viêm kết mạc có giả mạc là gì?
  • Viêm kết mạc mắt có nguy hiểm không?
  • Viêm kết mạc mắt dùng thuốc alcon maxitrol và systane ultra nhưng không đỡ ngứa là bị sao?