Bị viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?
Viêm da tiếp xúc là căn bệnh nhiều người mắc phải. Bệnh gây khó chịu, khiến cho người mắc phải gãi nhiều dẫn đến trầy xước. Bị viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Cách xử trí căn bệnh khó chịu này ra sao? Mời bạn đọc cùng HoiBenh đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Bị viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?
Viêm da tiếp xúc là căn bệnh nhiều người mắc phải. Bệnh gây khó chịu, khiến cho người mắc phải gãi nhiều dẫn đến trầy xước. Bị viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Cách xử trí căn bệnh khó chịu này ra sao? Mời bạn đọc cùng HoiBenh đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là tình trạng phát ban khi cơ thể phản ứng với một chất lạ nào đó mà cơ thể tiếp xúc. Các chất thường gây viêm da tiếp xúc là các chất gây dị ứng, kích thích, trong đó 80% là hóa chất thường gặp như mỹ phẩm, các chất tẩy rửa, các loại cây độc...
Khi bị viêm da kích ứng vùng da bị tổn thương sẽ bị đỏ, nóng rát, ngứa và đau nhức. Những triệu chứng này thường xuất hiện trong vòng 48 giờ sau khi tiếp xúc chất kích ứng. Do ngứa, người bị bệnh thường phải gãi nhiều. Vậy viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?
Bị viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?
Đáp án của vấn đề “Bị viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?” được trả lời là tùy thuộc vào chất tiếp xúc, cơ địa của mỗi người, cách xử lý ban đầu, thời gian phát hiện và điều trị, các biện pháp chăm sóc da và chế độ dinh dưỡng của người bị mắc bệnh.
Nếu bạn bị viêm da tiếp xúc ở mức độ nhẹ được phát hiện kịp thời và điều trị sớm, kết hợp với cách chăm sóc da đúng cách thì bệnh sẽ nhanh khỏi trong thời gian ngắn. Đối với những trường hợp bị nhẹ thì sau 5 – 7 ngày, các triệu chứng của viêm da tiếp xúc sẽ biến mất và không để lại sẹo. Còn đối với những trường hợp có biện pháp điều trị không đúng, vết thương bị lây lan qua các vùng khác khiến tình trạng viêm da tiếp xúc trở nên nặng hơn. Trong thời gian điều trị áp dụng các biện pháp chăm sóc da không phù hợp, chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ để lại sẹo trên da sau khi lành. Những trường hợp viêm da tiếp xúc có tổn thương nặng và sâu trong da rất dễ để lại sẹo trên cơ thể.
Vì vậy, tùy theo giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị thích hợp. Bệnh viêm da tiếp xúc có để lại sẹo hay không còn phụ thuộc vào phương pháp điều trị của bạn như thế nào.
Cách xử lý khi bị viêm da tiếp xúc
Khi bị viêm da tiếp xúc, cách xử lý là vô cùng quan trọng bởi nó có thể giúp bệnh điều trị hiệu quả, tránh được những biến chứng không mong muốn và hạn chế nguy cơ để lại sẹo trên da sau khi lành.
- Những trường hợp bị viêm da tiếp xúc do côn trùng cắn như: kiến ba khoang, con giời,... bạn không nên đập trên da. Nếu bạn đập sẽ khiến cho chất độc dây ra tay, vùng bị viêm sẽ rộng hơn.
- Khi bị viêm da tiếp xúc do hóa chất, bạn cần rửa sạch dưới vòi nước sạch, sau đó lau khô rồi đến cơ sở y tế gần nhất để tiến hành xử lý.
- Khi da bắt đầu có dấu hiệu của viêm da tiếp xúc như vết đỏ, mụn nước trên da. Bạn nên vệ sinh da với nước muối sinh lý Natri Clorua 0.9%, kết hợp hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
- Tùy theo tình trạng tổn thương của da mà bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị khác nhau như: thuốc mỡ bôi ngoài da, các loại dung dịch, các loại kem corticoid, một số thuốc kháng histamine.
- Bổ sung các loại vitamin A, E, D, C giúp tăng sức đề kháng, nhanh lành bệnh.
- Tránh để da tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, các chất gây dị ứng, kích thích.
- Bạn có thể kết hợp với những biện pháp giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh như: đắp mặt nạ tự nhiên cho da, tắm nước lá thuốc nam.
- Trong thời gian điều trị viêm da tiếp xúc, bạn không nên gãi lên vết thương kể cả khi bị ngứa. Tránh làm da bị tổn thương nặng hơn gây ra nhiễm trùng.
Lưu ý
Khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc là thuốc bôi bệnh nhân cần phải được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn. Tuyệt đối không được tự ý dùng vì nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Xem thêm:
- Bác sĩ ơi: Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?
- Viêm da dị ứng tiếp xúc có điều trị khỏi được không?
- Các cách điều trị viêm da tiếp xúc