Bị viêm đa khớp khi mang thai mẹ nên làm gì?

Thời kì mang thai khá nhạy cảm với người phụ nữ, do đó các mẹ phải đặc biệt lưu ý để tránh các bệnh nguy hiểm, trong đó có viêm đa khớp. Bị viêm đa khớp khi mang thai có nguy hiểm không và bà bầu cần chú ý những gì? Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó trong bài viết dưới đây.

Bị viêm đa khớp khi mang thai mẹ nên làm gì? Bị viêm đa khớp khi mang thai mẹ nên làm gì?

Thời kì mang thai khá nhạy cảm với người phụ nữ, do đó các mẹ phải đặc biệt lưu ý để tránh các bệnh nguy hiểm, trong đó có viêm đa khớp. Bị viêm đa khớp khi mang thai có nguy hiểm không và bà bầu cần chú ý những gì? Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó trong bài viết dưới đây.

Bị viêm đa khớp khi mang thai có nguy hiểm không ?

Tùy theo mức độ của bệnh mà viêm đa khớp ảnh hưởng ít hay nhiều đến cơ thể người bệnh. Đối với phụ nữ mang thai, thai nhi phát triển dần khiến trọng lượng cơ thể người mẹ tăng lên gây chèn ép và các khớp xương phải gánh thêm nhiều áp lực và có thể gây đau tăng và khiến người mẹ khó chịu vô cùng. Các mẹ bầu sẽ cảm thấy đau cột sống, đau đầu gối, co thắt cơ bắp hoặc tê bì ở chân.

Khối lượng nước thừa khi mang thai có thể dẫn đến các hội chứng như hội chứng ống cổ tay, cứng khớp hông, khớp gối, mắt cá chân và bàn chân. Tuy các triệu chứng này sẽ dần biến mất sau khi em bé được sinh ra nhưng trong thời kỳ mang thai, các mẹ bị viêm khớp dạng thấp thường bị mệt mỏi gấp đôi so với các mẹ bầu khác.

Nhiều nghiên cứu cũng nhận thấy, phụ nữ bị viêm đa khớp khi mang thai dạng thấp có nguy cơ tiền sản giật rất cao, có khả năng đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, người nhà cần quan tâm theo dõi tình trạng sức khỏe của thai phụ và kết hợp điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

vicare.vn-bi-viem-da-khop-khi-mang-thai-me-nen-lam-gi-body-1

Khắc phục tình trạng viêm đa khớp bằng cách nào?

Điều trị viêm đa khớp đòi hỏi một quá trình điều trị liên tục và kéo dài. Thông thường, điều trị viêm đa khớp dạng thấp cần kết hợp các phương pháp nội khoa với việc sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, ngoại khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ điều trị sẽ chỉ định phương pháp phù hợp, hạn chế tối đa những ảnh hưởng đối với thai nhi.

Lưu ý: Người mẹ chỉ được sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc về điều trị để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra.

Ngoài việc dùng thuốc, thai phụ có thể áp dụng các mẹo nhỏ sau đây để giảm các triệu chứng viêm đa khớp:

Chườm lạnh và chườm nóng ở các khớp bị đau để giảm đau, giãn cơ.

Thường xuyên nghỉ ngơi và thư giãn, tránh vận động mạnh.

Áp dụng các kỹ thuật thư giãn và giảm căng thẳng như hít thở sâu, thôi miên... để kiểm soát cơn đau.

Tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe của các cơ xung quanh khớp và giảm mệt mỏi.

Chú ý chế độ ăn uống, bổ sung các thực phẩm tốt cho người bị viêm khớp và có lợi cho mẹ bầu như cá hồi, cá thu, cá trích, các loại dầu thực vật, ngũ cốc, các loại hạt, các loại đậu, trứng, sữa...

Bị viêm đa khớp khi mang thai là căn bệnh khá phổ biến và thường gặp phải ở rất nhiều thời điểm khác nhau. Để ngăn chặn tình trạng này diễn ra thường xuyên, các chuyên gia khuyên rằng người mẹ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất và tăng cường hệ miễn dịch trong mọi giai đoạn, nhất là thời kỳ mang thai và cho con bú.

Xem thêm:

  • Bạn có đang bị căn bệnh viêm khớp hành hạ?
  • Bệnh viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì?
  • Những động tác mat-xa bố cần học để giảm đau đớn do phù chân cho mẹ bầu