Bị vảy nến có nên lập gia đình không?

Vảy nến là bệnh da liễu rất khó điều trị dứt điểm. Bệnh gây mất thẩm mỹ khiến bệnh nhân tự ti, mặc cảm trong các mối quan hệ giao tiếp và trong tình yêu. Vậy bị vảy nến có nên lập gia đình không?

Bị vảy nến có nên lập gia đình không? Bị vảy nến có nên lập gia đình không?

Nhận biết dấu hiệu bệnh vảy nến

Vẩy nến là bệnh da mãn tính. Khi những tế bào da tái tạo quá nhanh, tích tụ lại và tạo thành những vảy óng ánh như bạc trên bề mặt da. Bệnh có thể nhẹ hoặc nặng, diễn biến nghiêm trọng tùy từng cơ địa người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến có thể là do hệ miễn dịch suy yếu, không còn khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus. Khi bị vi khuẩn, virus tấn công, các tế bào da tăng sinh nhanh chóng, chết sau 3-4 ngày thay vì 28 – 30 ngày như bình thường. Tế bào da chết tích tụ trên bề mặt da gây sưng, viêm, bong tróc.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác là do di truyền, do sử dụng chất kích thích rượu – bia, stress kéo dài, béo phì, thừa cân...

Bệnh vảy nến thường xảy ra ở người lớn, tỷ lệ nam và nữ mắc bệnh là như nhau. Khi bị bệnh vảy nến bạn sẽ thấy những triệu chứng sau:

  • Bề mặt da có nhiều vẩy óng ánh bạc trắng, hơi nhô lên bề mặt da với rìa đỏ hay hồng.
  • Da có nhiều vết nứt đau
  • Da khô, nứt, bong vảy, có thể chảy máu
  • Ngứa, đỏ da và lở loét da rất khó chịu
  • Sưng và cứng các khớp, tình trạng này xuất hiện khi vảy nến nặng.

Những vị trí trên da thường xuất hiện vảy nến là da đầu, ở mặt, cùi chỏ, bàn tay, đầu gối, bàn chân, ngực, phần lưng dưới và các nếp gấp ở phần giữa bụng.

vicare.vn-bi-vay-nen-co-nen-lap-gia-dinh-khong-body-1

Bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?

Bị bệnh vảy nến nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra một số biến chứng, cụ thể là:

  • Biến chứng lên thận: Vảy nến có thể ảnh hưởng đến thận gây bệnh suy thận, hư thận. Nếu tự ý dùng thuốc không có sự hướng dẫn của bác sĩ, thuốc có thể gây tác dụng, ảnh hưởng đến khả năng bài tiết của thận.
  • Biến chứng lên tim mạch và huyết áp: Vảy nến không chữa trị triệt để có thể làm tăng nguy cơ huyết áp. Một số thuốc trị vảy nến còn làm tăng cholesterol trong máu, tăng xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ.
  • Biến chứng rối loạn chuyển hóa: Bao gồm một số bệnh như béo phì, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, tiểu đường type 2.
  • Biến chứng tâm lý: Bệnh nhân luôn có cảm giác mặc cảm, tự ti bởi những tổn thương trên da, họ ngại giao tiếp xã hội và trong các mối quan hệ cá nhân.

Bị vảy nến có nên lập gia đình không?

Vảy nến có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi, giới tính nào. Nhưng với nữ giới sẽ chịu những ảnh hưởng, biến chứng tâm lý nặng nề hơn vì họ quan tâm đến dung nhan, sắc đẹp nhiều hơn nam giới.

Ngoài ra vì sợ bệnh vảy nến có thể lây sang người khác, nên bệnh nhân luôn có tâm lý e ngại, mặc cảm, thu mình trong các mối quan hệ nên họ băn khoăn bị vảy nến có nên lập gia đình không.

Theo các nhà khoa học Mỹ khảo sát hơn 500 trường hợp bệnh nhân mắc bệnh vảy nến là nữ giới. Thông qua cuộc khảo sát tìm ra một số nguyên nhân khiến bệnh nhân vảy nến ngại lập gia đình đó là:

  • Do mặc cảm ngoại hình, dung nhan: Da khô nứt nẻ, bong tróc, lở loét,..ở da đầu, mặt, cổ, gáy, tay chân... là vấn đề khiến nữ giới mất tự tin trong những cuộc gặp gỡ, hẹn hò, khi tiếp xúc cơ thể.
  • Tâm thế lo lắng, bất an: Họ có tâm lí mặc cảm, lo lắng cho rằng cuộc gặp gỡ sẽ không suôn sẻ do các cơn ngứa ngáy, dễ gây mất lịch sự với đối phương.
  • Lo ngại về vấn đề di truyền: Họ lo lắng những đứa con của họ sẽ bị lây nhiễm căn bệnh vảy nến từ mẹ. Vì thực tế các nhà khoa học đã chứng minh được rằng những người có bố hoặc mẹ mắc bệnh vảy nến sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn với những người bình thường, nhất là trong thời kỳ mang thai.

Bệnh vảy nến là bệnh mãn tính, không lây, ít nguy cơ di truyền trực hệ vì thế những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến có thể hoàn toàn yên tâm lập gia đình, xây dựng hạnh phúc cho riêng mình.

vicare.vn-bi-vay-nen-co-nen-lap-gia-dinh-khong-body-2

Khi bị vảy nến nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa, kiên trì điều trị để giảm triệu chứng bệnh. Bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa tái phát sau:

  • Sử dụng thuốc bôi ngoài da kháng viêm, bong sừng bạt vảy nến
  • Sử dụng thuốc điều trị toàn thân, thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để cải thiện triệu chứng nhưng nên tìm hiểu kĩ, cẩn trọng tác dụng phụ của thuốc.
  • Liệu pháp quang hóa trị liệu: Sử dụng ánh sáng mặt trời hoặc tia Uv để cải thiện triệu chứng.
  • Thay đổi lối sống: Duy trì lối sống lành mạnh, suy nghĩ lạc quan, tích cực.
  • Tăng cường vận động, ít nhất 30 phút/ ngày và 5 ngày/tuần
  • Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu bạn thừa cân, béo phì.
  • Sử dụng một số sản phẩm thảo dược thiên nhiên kết hợp trong uống, ngoài bôi hỗ trợ điều trị bệnh tái phát.

Xem thêm:

  • Bệnh viêm khớp vảy nến là gì?
  • Tổng quan về bệnh vảy nến ở trẻ em bạn cần biết
  • Bệnh vảy nến da đầu có lây không?