Bị ung thư, xạ trị có đau không?

Xạ trị là một phương pháp điều trị hiệu quả cho các bệnh nhân ung thư. Tùy theo từng giai đoạn của bệnh và thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ đưa ra liệu trình xạ trị phù hợp. Xạ trị có đau không là điều mà rất nhiều bệnh nhân hiện đang quan tâm.

Bị ung thư, xạ trị có đau không? Bị ung thư, xạ trị có đau không?

Xạ trị là một phương pháp điều trị hiệu quả cho các bệnh nhân ung thư. Tùy theo từng giai đoạn của bệnh và thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ đưa ra liệu trình xạ trị phù hợp. Xạ trị có đau không là điều mà rất nhiều bệnh nhân hiện đang quan tâm.

Xạ trị là gì?

Xạ trị là phương pháp sử dụng các hạt năng lượng cao hoặc sóng như tia X-quang, tia Gamma, proton hoặc chùm tia điện tử, nhằm giết chết vật chất di truyền trong tế bào ung thư, làm mất khả năng phát triển, đồng thời tiêu diệt và phá hủy tế bào ung thư.

Xạ trị có thể được áp dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp khác như phẫu thuật, hóa trị hoặc sử dụng thuốc.Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, loại ung thư và vị trí khối u mà các bác sĩ sẽ xác định được liều lượng và đưa ra những chỉ định phù hợp.

vicare.vn-bi-ung-thu-xa-tri-co-dau-khong-body-1

Khi nào cần tiến hành xạ trị?

Xạ trị cùng hóa trị và phẫu thuật là những phương pháp điều trị ung thư phổ biến hiện nay. Xạ trị được sử dụng khi tế bào ung thư đã xâm chiếm một hoặc nhiều khu vực trên cơ thể. Phương pháp này được áp dụng nhằm đạt được hai mục đích: cứu chữa hoặc giảm nhẹ.

Xạ trị cứu chữa thực hiện với mục đích chữa khỏi, loại bỏ khối u, phá hủy trước khi tế bào ung thư lây lan sang bộ phận khác hoặc thu nhỏ kích thước khối u rồi tiến hành phẫu thuật.

Xạ trị giảm nhẹ là phương pháp làm giảm khả năng tàn phá và giảm kích thước của khối u, thường sử dụng trong trường hợp khối u phát triển hoặc di căn.

Các phương pháp xạ trị

Có 3 cách xạ trị thường được sử dụng: xạ ngoài, xạ trong và xạ hệ thống. Tùy vào tình trạng khối u và tình trạng sức khỏe bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp cho bệnh nhân.

Xạ ngoài

Là phương pháp dùng máy hướng trực tiếp chùm bức xạ vào khối u. Có 6 cách xạ ngoài:

  • Xạ trị điều biến liều (IMRT): dùng chùm bức xạ điều chỉnh theo hình dáng khối u để giảm thiểu những tổn thương đến các mô lành xung quanh.
  • Xạ trị có hướng dẫn của hình ảnh (IGRT): chụp ảnh khối u để lên kế hoạch và hướng điều trị riêng biệt.
  • Xạ trị không gian 3 chiều (3D-CRT): chụp khối u 3 chiều, chiếu chùm tia bức xạ vào khối u, từ đó làm giảm đáng kể ảnh hưởng đến các tế bào lành khác.
  • Xạ phẫu: chiếu các chùm tia bức xạ từ nhiều phía nhắm thẳng vào khu vực khối u.
  • Xạ trị lập thể: đưa hình ảnh chi tiết khối u, lập kế hoạch điều trị bằng máy tính và đưa ra chiến lược và liều lượng điều trị chính xác nhất.
  • Xạ trị bằng máy: cung cấp liều xạ từng lát, nhằm tiêu diệt nhiều mục tiêu cùng một lúc.

Xạ trong

Tia xạ được đưa vào bên trong cơ thể bệnh nhân bằng cách cấy phóng xạ vào trong hoặc tiếp giáp khối u.

Xạ trị hệ thống

Bệnh nhân sẽ được nuốt hoặc tiêm chất phóng xạ vào máu để điều hướng tới các tế bào ung thư.

vicare.vn-bi-ung-thu-xa-tri-co-dau-khong-body-2

Xạ trị có đau không?

Mặc dù có tỉ lệ tiêu diệt tế bào ung thư ở giai đoạn sớm lên đến trên 90%, tuy nhiên xạ trị cũng gây những tác dụng phụ đến bệnh nhân.

Xạ trị có đau không? Câu trả lời là có. Xạ trị có thể sẽ gây ra tình trạng đau rát da ở khu vực quanh vùng xạ trị.

Ngoài ra, bệnh nhân sẽ gặp tình trạng mệt mỏi, ăn không ngon, khô miệng. Các tác dụng phụ này có thể hết sau khi kết thúc liệu trình xạ trị.

Mặc dù vậy, không phải bệnh nhân nào cũng gặp các tác dụng phụ trên, điều này còn tùy vào tiền sử bệnh, cấu tạo gene và thói quen sinh hoạt của mỗi người.

Cách xử lý tình trạng đau rát da sau xạ trị

Khi gặp phải triệu chứng đau rát da khi điều trị bằng xạ trị, bệnh nhân cần lưu ý rửa sạch da và để khô tự nhiên, có thể sử dụng một số loại kem bôi giảm tấy đỏ và dùng thuốc kháng sinh khi nhiễm khuẩn và dùng thuốc giảm đau khi đau nhiều.

Bệnh nhân cần lưu ý giữ ẩm da, tránh để ánh nắng tiếp xúc trực tiếp đến vùng da bị đau rát, không mặc quần áo bó sát gây khó chịu, không được gãi làm xước da,....

Nếu tình hình đau quá lâu, không thuyên giảm, bệnh nhân cần thông báo đến bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Xem thêm:

  • Xạ trị và hóa trị khác nhau như thế nào?
  • Xạ trị mất bao lâu sẽ kết thúc?
  • Xạ trị là gì? Những điều cần biết về xạ trị