Bị ù tai 1 bên có phải là bệnh?

Ù tai là một dấu hiệu rất thường gặp bất kì ở độ tuổi nào bạn cũng có thể gặp dấu hiệu này.vậy bị ù tai 1 bên có phải là bệnh không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về dấu hiệu này một cách tổng quát nhất.

Bị ù tai 1 bên có phải là bệnh? Bị ù tai 1 bên có phải là bệnh?

Ù tai là một dấu hiệu rất thường gặp bất kì ở độ tuổi nào bạn cũng có thể gặp dấu hiệu này.vậy bị ù tai 1 bên có phải là bệnh không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về dấu hiệu này một cách tổng quát nhất.

Ù tai là dấu hiệu như thế nào?

Ù tai là một hiện tượng người bệnh cảm thấy có âm thanh lạ trong tai, đó có thể là một âm thanh rõ ràng nhưng cũng có thể chỉ là những âm không rõ ràng phát ra từ trong tai khiến họ không thể cảm nhận được chính xác và trọn vẹn âm thanh truyền từ bên ngoài tới tai.

Đây là một dấu hiệu thường xuyên xảy ra, theo thống kê thì có đến gần 10% dân số gặp các triệu chứng này, ù tai có thể xảy ra aowr một tai cũng có thể xảy ra ở cả 2 bên tai.có thể là các tiếng vo ve của côn trùng , tiếng lao xao như gió thổi hay tiếng ve kêu, tiếng huýt sáo.

Ù tai có thể là một dấu hiệu sinh lí bình thường nhưng cũng có thể là một trong các triệu chứng báo hiệu của một căn bệnh nào đó, do vậy khi các triệu chứng ù tai xuất hiện một cách thường xuyên với tần suất cao và mức độ ngày càng nặng thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được làm các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác vấn đề mà bạn đang gặp phải là gì?

Các trường hợp ù tai sinh lí thường sẽ biến mất theo một thời gian ngắn, bạn chỉ cần ăn uống hợp lí , bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như vitamin A,E,B,.. và có lối sống lành mạnh.

Ngược lại nếu các dấu hiệu này là do một bệnh lí nào đó gây ra thì bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị.

HoiBenh.vn-u-1-ben-tai-co-phai-la-benh-khong-body-2
Ù tai là dấu hiệu như thế nào?

Nguyên nhân gây ra ù tai là gì?

  • Nghe âm thanh quá lớn: Với đặc thù ngành nghề mà một số công việc cần phải thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn ở tần số cao, điều này gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến thính lực của bạn và thường gây ra tình trạng ù tai, những người có thói quen nghe nhạc âm lượng lớn cũng có nguy cơ gặp các triệu chứng ù tai này.
  • Mắc một số bệnh như u dây thần kinh thính giác, cao huyết áp, tiểu đường và dị ứng có thể gây ra triệu chứng ù tai, khi các bệnh này được điều trị ổn định thì các triệu chứng ù tai cũng biến mất.
  • Không vệ sinh tai thường xuyên, nếu ráy tai quá nhiều sẽ làm cản trở dòng âm thanh đi vào trong tai và tai sẽ bị nghẹt khiến bạn nghe được các âm thanh không có thật,bạn nên vệ sinh tai sạch sẽ bằng các dụng cụ chuyên dụng và tình trạng ù tai sẽ không còn nữa.
  • Bị chấn động mạnh vùng đầu: Nếu bạn bị ù tai , đặc biệt là ù tai một bên bạn nên kiểm tra lại xem gần đây mình có va đập đầu mạnh vào đâu không, những dấu hiệu đi kèm trong trường hợp này là chóng mặt, đau đầu, và buồn nôn. Khi gặp các triệu chứng này bạn cần đi kiểm tra ngay tại các cơ sở y tế.
  • Khớp hàm có vấn đề: Rối loạn khớp thái dương hàm xảy ra ở điểm kết nối giữa hộp sọ và xương hàm, tuy không nằm trong tai nhưng nó có thể khiến bạn nghe thấy những âm thanh lạ.
  • Do sự phát triển của xương: Theo nghiên cứu chứng xơ cứng động mạch có thể làm xương bên trong tai phát triển không bình thường khiến cho bạn có nguy cơ bị ù tai cao hơn.

Triệu chứng của chứng bệnh này chủ yếu là ù tai một bên hoặc mất thính giác hoàn toàn, thường bắt đầu sau tuổi 30.

  • Bị căng thẳng quá mức: Stress cũng có thể làm tai của bạn bị ù, mặc dù stress không phải là nguyên nhân chính cho tình trạng này nhưng khi bạn bị căng thẳng quá mức có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận khác gây ra tình trạng ù tai, tương tự như vậy cafein cũng có thể gây ra tình trạng ù tai nếu bạn sử dụng quá nhiều,nên ngừng sử dụng ngay khi bạn có các dấu hiệu ù tai.
  • Thuốc: Một số loại thuốc có thể khiến bạn bị ù tai, đặc biệt khi bạn phải dùng liều cao, trong thời gian dài ví dụ như kháng sinh, thuốc trị trầm cảm và việc dùng thuốc giảm đau quá mức cũng có thể gây ra ù tai.

Bị ù tai 1 bên có phải là bệnh không?

Ù tai nói chung và ù tai một bên nói riêng không phải là bệnh, nó là một dấu hiệu của các bệnh khác nhau hoặc các vấn đề liên quan đến thính lực, hệ thần kinh,...

Một số bệnh có dấu hiệu ù tai bạn cần biết như:

  • Các bệnh về thận như hội chứng thận hư, suy thận cấp, ..
  • Các chấn thương vùng đầu cổ, bệnh vùng tai mũi họng (viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng,..)
  • Các bệnh của hệ thần kinh như: Hội chứng tiền đình, u dây thần kinh số VIII,
  • Giảm thính lực do tuổi già: Thường bắt đầu từ tuổi 60
  • Dùng một số loại thuốc có tác dụng phụ lên tai như: Gentamicin, streptomicin,...
  • Các bệnh khác như tiểu đường, tăng huyết áp, thiếu máu não, phình động mạch,..

Khi bị ù tai nên làm gì?

HoiBenh.vn-u-1-ben-tai-co-phai-la-benh-khong-body-3
Khi bị ù tai nên làm gì?
  • Nhai kẹo cao su :

Nếu bạn chỉ vừa cảm nhận được tai mình đang rung lên những tiếng kêu khó chịu thì hãy nhai vài viên kẹo cao su, khi đó lượng nước bọt tiết ra trong khoang miệng sẽ nhiều hơn sẽ kích thích các cơ vòi nhĩ, bạn có thể áp dụng cách này khi bị ù tai khi đang ngồi trên máy bay.

  • Thở ra bằng tai :

Đây là một cách khá hiệu quả: Bạn dùng tay bịt chặt 2 lỗ mũi rồi từ từ hít không khí vào bằng đường miệng. Tiếp tục vẫn bịt mũi, dùng lực của họng và cơ má đẩy hết số không khí vừa hít vào ra ngoài theo đường tai, chú ý cần thở ra từ từ.

  • Chải đầu: Dùng 10 ngón tay chải từ phía trước về phía sau, đến tai thì dùng lòng bàn tay úp vào mặt ngoài của tai rồi lần lượt vuốt từ tai vào 2 má, làm đi làm lại nhiều lần đến khi tai hết ù.
  • Ngáp: Ngáp ngoài việc là dấu hiệu bạn đang buồn ngủ thì trong một số trường hợp ngáp có thể làm triệu chứng ù tai biến mất rất hiệu quả.
  • Nín thở: Với việc nín thở bạn có thể áp dụng ngay cả khi bạn bị ngạt mũi, bạn ngồi thẳng, nín thở sau khoảng 30 giây thở mạnh ra ngoài.

Cách ngăn ngừa ù tai

  • Làm sạch tai đúng cách:

Thông thường chúng ta thường sử dụng tăm bông để làm sạch tai, tuy nhiên cách này không hoàn toàn đúng vì việc này có thể khiến ráy tai bị đẩy vào sâu hơn, và cũng có nguy cơ làm tổn thương các cơ quan nhạy cảm trong tai như màng nhĩ mà qua thời gian dài có thể làm bạn bị ù tai, cả 2 bên hoặc 1 bên.

Để làm sạch tai bạn có thể sử dụng một chiếc khăn mềm để làm sạch xung quanh khoang tai hoặc đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được làm sạch tai bằng các dụng cụ chuyên dụng.

  • Giữ cho tai luôn được khô ráo:

Môi trường ẩm ướt trong tai có thể là điều kiện để cho các vi khuẩn xâm nhập và phát triển, dễ dàng xâm nhập vào ống tai hơn, dễ gây ra nguy cơ nhiễm trùng tai, dẫn đến viêm tai giữa và cũng có thể khiến bạn bị ù tai. Do vậy hãy luôn giữ cho tai của bạn khô ráo.

Khi đi bơi lội bạn có thể sử dụng nút tai dành riêng cho việc bơi để tránh nước tràn vào trong tai, khi nước tràn vào trong tai bạn nên nghiêng đầu sang bên tai đó để nước chảy ngược ra bên ngoài.

  • Bảo vệ tai của bạn khỏi tiếng ồn lớn:

Bạn nên sử dụng đồ bảo hộ tai khi làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn.

Nếu bạn đang có thói quen nghe nhạc bằng tai nghe và nghe âm lượng lớn , bạn nên dần dần bỏ đi thói quen này vì nó không chỉ khiến bạn bị ù tai mà thời gian dài có thể khiến cho bạn mất đi thính lực.

Không nghe 2 nguồn âm lớn cùng một lúc vì điều này có thể làm hỏng thính giác của bạn và ù tai là triệu chứng hay gặp đầu tiên.

  • Thay đổi thói quen sống:

Hãy luôn có những thói quen sống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe của bạn.

Hạn chế hoặc ngưng sử dụng các đồ uống có chứa chất kích thích hoặc các đồ uống có cồn.

Hạn chế sử dụng asprin và các chế phẩm có chứa chất này, các loại thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, naproxen,...

Không hút thuốc lá hoặc các sản phẩm tương tự.

Tập thể dục thể thao thường xuyên, việc này sẽ làm cân bằng cơ thể, tăng cường sức mạnh và hạn chế việc stress quá mức.

  • Thường xuyên đi khám tai: Đến gặp bác sĩ để được kiểm tra tai và thính lực của bạn, đặc biệt là khi ở độ tuổi trung niên do khi tuổi càng cao tai càng dễ bị tổn thương hơn.

Ù tai có thể là một dấu hiệu sinh lí nếu mức độ nhẹ và mất đi nhanh chóng, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh của cơ thể, khi tình trạng ù tai kéo dài và thường xuyên xuất hiện bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế để được phát hiện kịp thời các nguyên nhân. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích nhất.

Xem thêm:

  • Bệnh ù tai phải điều trị ra sao?
  • Ù tai đau nửa đầu
  • 4 bệnh về tai mũi họng thường gặp ở trẻ nhỏ lúc giao mùa