Bị tróc da ở cánh mũi là bệnh gì?
Tình trạng da quanh cánh mũi khô và bong tróc da có thể do thời tiết khô lạnh, thiếu nước trong cơ thể, bệnh về da hoặc tác dụng phụ của các sản phẩm chăm sóc da. Vậy bị tróc da ở cánh mũi phải làm sao? Hãy để HoiBenh giải đáp thắc này cho các bạn qua bài viết sau.
Bị tróc da ở cánh mũi là bệnh gì?
Vì sao da quanh mũi lại khô nẻ và bong tróc?
- Thời tiết khô lạnh: Có nhiều nguyên nhân khiến da vùng quanh mũi miệng bị khô nẻ. Trong đó phải kể tới khí hậu khô lạnh khiến da dễ bị khô, mụn trứng cá, dị ứng hoặc một số bệnh ngoài da xung quanh mũi.
Để thoát khỏi tình trạng này, bạn chắc chắn không rửa mặt quá nhiều với nước nóng hoặc lạm dụng sử dụng xà phòng. Ngược lại, chỉ nên rửa mặt 2 lần/ ngày với nước ấm với sữa rửa mặt dịu nhẹ và thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày. Bảo vệ làn da khỏi gió lạnh và bụi bẩn mỗi khi ra ngoài bằng kem chống nắng.
- Bệnh vảy nến: Bệnh vẩy nến là một bệnh không lây nhiễm nhưng chúng có thể khiến các tế bào da tích tụ và gây những lớp vảy bạc hoặc ngứa phát ban trên mũi. Bạn có thể thoa thuốc chứa steroid tại chỗ như kem hydrocortisone để điều trị bệnh vẩy nến trên mũi, mặt.
- Thiếu nước: Đây là lý do cơ bản và phổ biến nhất khiến cho làn da của bạn trở nên khô và bong tróc. Sự sụt giảm hàm lượng nước và mất nước liên tục trong cơ thể khiến da khô và nứt nẻ quanh mũi.
- Tác dụng phụ của sản phẩm chăm sóc da: Những hóa chất có trong các sản phẩm chăm sóc da như xà phòng, sữa rửa mặt có thể khiến da mất cân bằng độ ẩm tự nhiên và gây tiết bã nhờn trên mặt. Vì vậy hãy chắc chắn bạn loại bỏ hết những dư lượng sữa rửa mặt có trên mặt vì chúng lưu lại sẽ làm khô da.
Cách chữa da khô nẻ và tróc quanh mũi
Uống đủ nước
Uống 6-8 ly nước (2-2,5 lít nước) mỗi ngày giúp dưỡng ẩm da và loại bỏ tình trạng da khô xung quanh mũi. Đồng thời, đây là cách đơn giản nhất để giúp da luôn khỏe đẹp từ bên trong, tránh các vấn đề về da như mụn, lão hóa...
Giải tỏa stress và ngủ đủ giấc
Căng thẳng và thiếu ngủ có thể gây da tình trạng da khô vùng cánh mũi. Những bài thiền thư giãn, hoạt động thể thao ngoài trời sẽ giúp bạn giải tỏa tâm lý và ngủ ngon hơn. Giấc ngủ 8 giờ/ ngày không chỉ giúp tình trạng bong da cánh mũi chấm dứt mà còn khiến làn da đẹp và tươi trẻ hơn.
Bổ sung độ ẩm
Nếu bạn có làn da khô, bạn phải tích cực giữ ẩm da bằng cách sử dụng các kem dưỡng da có chứa vitamin E hoặc các loại kem dưỡng ẩm tự nhiên như lô hội, dầu ô liu, dầu dừa.
Tẩy da chết cho da
Vùng da quanh mũi bạn bị khô, hay bong tróc có thể là nguyên nhân gây ra mụn đầu đen và những điểm đen trên da vì nó bít lỗ chân lông. Vì vậy, nên tẩy da chết đều đặn là một biện pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề. Các sản phẩm tẩy da nhẹ, bông tắm cũng có thể giúp loại bỏ tế bào da chết khỏi mũi.
Rửa mặt đúng cách
Rửa mặt bằng nước ấm và chất tẩy rửa nhẹ nhàng thay vì dùng nước quá nóng, sử dụng xà phòng hoặc sữa rửa mặt có thành phần tẩy da quá mạnh. Và đừng quên bảo vệ làn da khỏi gió lạnh và bụi bẩn mỗi khi ra ngoài bằng kem chống nắng cũng như khẩu trang nhé!
Trên đây HoiBenh đã chia sẻ cho các bạn cách trị da khô, bong tróc quanh vùng mũi vừa dễ làm lại hiệu quả. Để thời tiết hanh khô không còn là nỗi lo, hãy chăm sóc cho làn da của mình thật cẩn thận hàng ngày nhé các bạn gái.
Xem thêm:
- Top các loại mặt nạ trị da khô tróc vảy vào mùa đông bạn nên biết
- Hiện tượng da trẻ sơ sinh bị bong tróc