Bị trĩ khi đang mang thai 3 tháng cuối, có nên điều trị không hay cố chịu đến khi sinh con xong?
Bà bầu thường bị trĩ mang thai 3 tháng cuối thai kỳ. Trĩ là gì, cách phòng ngừa trĩ trong thai kỳ như thế nào, bà bầu có cần điều trị khi bị trĩ mang thai 3 tháng cuối không? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bị trĩ khi đang mang thai 3 tháng cuối, có nên điều trị không hay cố chịu đến khi sinh con xong?
Bà bầu thường bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ. Trĩ là gì, cách phòng ngừa trĩ trong thai kỳ như thế nào, bà bầu có cần điều trị khi bị trĩ mang thai 3 tháng cuối không? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tại sao bà bầu bị trĩ mang thai 3 tháng cuối?
Trĩ xảy ra khi mạch máu nhỏ ở nằm trong ống nối giữa trực tràng và lỗ hậu môn sưng căng lên. Thai kỳ kéo dài 9 tháng, tuy nhiên, khoảng một phần tư số bà bầu mắc trĩ vào tam cá nguyệt cuối. Bà bầu cũng có thể bị trĩ trong lúc chuyển dạ, đặc biệt trong giai đoạn sổ thai.
Khi bạn mang thai, thể tích máu trong tuần hoàn cơ thể tăng lên. Cũng trong thai kỳ, mức độ tăng cao của hormone progesterone làm dãn thành mạch máu.
Tĩnh mạch ở phía dưới tử cung có xu hướng sưng phù lên và căng ra dưới áp lực gây ra bởi cân nặng của thai nhi đang lớn dần. Điều này giải thích tại sao bạn có xu hướng bị trĩ và dãn tĩnh mạch khi mang thai.
Bạn cũng có thể tĩnh mạch sưng phồng lên ở môi lớn âm đạo.
Táo bón - một vấn đề cũng thường gặp trong thai kỳ, là nguyên nhân gây trĩ.
Bà bầu bị trĩ mang thai 3 tháng cuối có biểu hiện như thế nào?
- Chảy máu từ lỗ hậu môn nhưng không đau. Bà bầu có thể sẽ thấy máu nhỏ giọt sau khi đi đại tiện.
- Ngứa ngáy vùng hậu môn
- Cảm giác vẫn muốn đi cầu dù sau khi bà bầu đã đại tiện
- Một nhúm thịt mềm, nhỏ lòi ra ở hậu môn sau khi bà bầu đại tiện
- Chảy dịch nhờn sau khi bà bầu đại tiện. Bà bầu có khi cũng thấy khó điều khiển đại tiện hơn, thỉnh thoảng bà bầu sẽ cảm thấy nhớt dơ ẩm ướt ở vùng hậu môn.
Trĩ không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, mặc dù trĩ có làm phiền bà bầu. Trĩ thường không đau mặc dù bản chất của trĩ là sự trượt của mạch máu ra khỏi cơ thể và trở nên co lại và sưng phù lên. Trĩ mà mạch máu quá co thắt có thể gây đau nhiều, nhưng trĩ đau thì hiếm gặp trong thai kỳ.
Cách phòng ngừa để bà bầu không bị trĩ mang thai 3 tháng cuối
Trĩ không nhất thiết luôn luôn xảy ra trong thai kỳ. Kế hoạch hoàn hảo nhất để chắc chắn không bị trĩ là đừng để bị táo bón, để bạn không phải gắng sức rặn khi đại tiện.
Những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn tránh bị trĩ, cũng như làm diu triệu chứng:
- Chế độ ăn giàu chất xơ, bao gồm bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc, gạo lức, và thật nhiều trái cây và rau củ.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, vì thế cơ thể bạn sẽ không bị thiếu nước
- Luyện tập thể thao mỗi ngày, ví dụ như đi bộ nhanh
- Hãy đại tiện ngay khi mắc, nhịn đại tiện khiến phân trở nên cứng hơn và khô hơn, và khó thải ra hơn
- Hãy cố gắng không gắng sức rặn nhiều khi đại tiện. Nếu đại tiện không dễ dàng, hãy kiên nhẫn hoặc thử lại lúc khác sau khi uống nước, ăn rau hay sau vận động thể dục
- Tập luyện thư giãn sàn chậu mỗi ngày, để làm tăng sức mạnh của cơ vùng chậu, điều này giúp cho đại tiện dễ dàng hơn, và phòng trĩ phát triển. Ngoài ra tập sàn chậu cũng sẽ giúp bạn chuyển dạ và giảm thời gian hồi phục sau sinh.
Bà bầu bị trĩ mang thai 3 tháng cuối có nên điều trị không?
Bà bầu không nhất thiết phải điều trị gì trên búi trĩ, mà chỉ cần làm giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu (nếu có)
- Bà bầu có thể chườm lạnh bằng một mảnh vải cuộn lại ngâm trong nước đá, để làm giảm đau vùng hậu môn. Nếu đau nhiều, bà bầu có thể dùng thuốc giảm đau dạng bôi, dù các chế phẩm trong thuốc giảm đau tại chỗ có nồng độ thấp, bà bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
- Bà bầu có thể đẩy búi trĩ lại vào trong hậu môn bằng một ngón tay sạch khi bà bầu cần
- Sử dụng gối đệm mông khi ngồi
Trong đa số trường hợp, trĩ sẽ biến mất và chìm đi khi cơ thể phục hồi sau khi sinh con. Ngay sớm khi con được sinh ra, bà bầu hãy tắm bồn. Rửa sạch vùng hậu môn và nhẹ nhàng dặm khô.
Táo bón sau sinh có thể khó phòng ngừa vì cơ thể vừa mất một lượng dịch lớn và nước trong cơ thể đang được dùng tạo sữa, mà táo bón thì sẽ làm nặng tình trạng trĩ. Tiếp tục chế độ ăn giàu chất xơ, uống nhiều nước, vận động cơ thể sẽ giúp bà bầu phòng ngừa táo bón.
Nếu tình trạng trĩ không hồi phục sau sinh thì bà bầu nên đến gặp bác sĩ.
Trĩ là tình trạng thường gặp trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng cuối vì áp lực tăng trong các mạch máu phần dưới tử cung do sự lớn lên của thai nhi theo thời gian. Cách phòng mắc trĩ là ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tập sàn chậu mỗi ngày, không nhịn đi cầu, giảm gắng sức rặn đại tiện. Trĩ trong thai kỳ không cần can thiệp, chỉ sử dụng các phương pháp vô hại để làm giảm dịu các triệu chứng gây khó chịu cho bà bầu. Trĩ thường sẽ biến mất sau sinh, tuy nhiên nếu trĩ không tự động biến mất hoặc nặng hơn sau sinh thì bà bầu nên gặp bác sĩ để điều trị.
Xem thêm:
- Bị trĩ khi mang thai cần phải làm gì?
- Điều trị trĩ hiệu quả ở phụ nữ mang thai
- Lời khuyên cho các bà bầu về phòng ngừa trĩ hậu sản