Bị tiểu đường thai kỳ có nên tiêm insulin không?

Tiêm insulin đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và dự phòng các biến chứng tiểu đường. Vậy thì, đối với tiểu đường thai kỳ thì sao? Bị tiểu đường thai kỳ có nên tiêm insulin không? Hãy cùng tham khảo những thông tin trong bài viết sau đây.

Bị tiểu đường thai kỳ có nên tiêm insulin không? Bị tiểu đường thai kỳ có nên tiêm insulin không?

Tiêm insulin đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và dự phòng các biến chứng tiểu đường. Vậy thì, đối với tiểu đường thai kỳ thì sao? Bị tiểu đường thai kỳ có nên tiêm insulin không? Hãy cùng tham khảo những thông tin trong bài viết sau đây.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Thông thường, người bị tiểu đường thai kỳ sẽ hay có những biểu hiện như: Thường xuyên khát nước, tiểu nhiều, vùng kín bị nhiễm nấm nặng, sụt cân, người mệt mỏi, nước tiểu đậm màu, có kiến bu...

Đối với mẹ, tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ các biến chứng cho mẹ như rối loạn chuyển hóa, nhiễm khuẩn, tổn thương thận, mắt và mạch vành. Các biến chứng sản khoa như rối loạn tăng huyết áp khi có thai, tiền sản giật, đẻ khó, sang chấn trong đẻ, chảy máu sau đẻ, tăng tỷ lệ mổ lấy thai do thai to, tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn... Nguy cơ lâu dài: Nguy cơ trở thành đái tháo đường type 2 sau này (30 - 50% bị tiểu đường type 2 trong vòng 5 - 10 năm). Béo phì và tăng cân quá mức

Đối với thai nhi, tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Có 2 giai đoạn thai kỳ chịu ảnh hưởng của tình trạng đái tháo đường.

  • Giai đoạn 3 tháng đầu: Tác động lên quá trình phát triển của phôi, thai gây nên sảy thai tự nhiên, thai lưu, và dị tật bẩm sinh (tỷ lệ 8 - 13%, cao gấp 2 - 4 lần so với nhóm không bị tiểu đường). Các dị tật thường gặp là tổn thương hệ thần kinh, tim, các mạch máu lớn, hệ xương, thận, tiết niệu.
  • Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ: Do sự tăng glucose máu mạn tính của mẹ dẫn đến tăng sử dụng glucose của thai nhi, gây tình trạng thiếu oxy của thai nhi, tăng tình trạng toan máu của thai là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp gây thai lưu. Tăng tỷ lệ suy hô hấp, bệnh màng trong, xẹp phổi do ngăn cản quá trình hoàn thiện của phổi thai nhi, Tăng trưởng quá mức và thai to...
vicare.vn-bi-tieu-duong-thai-ky-co-nen-tiem-insulin-khong-body-1

Bị tiểu đường thai kỳ có nên tiêm insulin không?

Insulin là một loại hormone dùng để trị bệnh tiểu đường do có khả năng kiểm soát lượng đường (glucose) trong máu. Nếu chế độ ăn và tập thể dục không đủ, bà bầu sẽ được các bác sĩ cho tiêm insulin để làm giảm lượng đường trong máu. Khoảng 15% phụ nữ có thai mắc tiểu đường thai kỳ cần tiêm insulin để lượng glucose trong máu trở về mức an toàn. Vì mức độ hiệu quả và an toàn của việc dùng thuốc viên để trị bệnh tiểu đường lúc mang thai vẫn đang được xem xét nên phương pháp này chưa được phổ biến lắm.

Tiêm insulin là cách đưa insulin vào cơ thể bằng dụng cụ tiêm insulin. Chỉ cần bấm nút là dụng cụ sẽ tiêm insulin. Nếu cần insulin, bác sĩ sẽ chỉ dẫn cho bạn biết cách sử dụng dụng cụ tiêm insulin và biết chỗ nào để tiêm. Insulin được tiêm vào cơ thể sẽ giúp hạ lượng đường trong máu trong phạm vi ấn định là tốt nhất cho thai lớn lên và phát triển. Insulin sẽ không di chuyển vào nhau thai và sẽ không ảnh hưởng tới thai nhi.

Trong khi có nhiều người lúc đầu rất ngại bị tiêm, nhưng phần lớn mọi người phụ nữ thấy là việc tiêm không khó chịu như khi phải đo lượng đường trong máu. Việc tiêm insulin sẽ không gây nguy hiểm cho thai nhi.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn biết liều lượng insulin cần tiêm lúc bắt đầu. Thông thường liều lượng insulin sẽ được gia tăng đều đặn vì mức kháng insulin của tuyến nội tiết từ nhau thai sẽ tăng lên cho đến gần ngày sinh.

Bị tiểu đường thai kỳ nên làm gì?

Nhìn chung, tiểu đường thai kỳ sẽ hết dần sau khi người mẹ sinh con xong. Tuy nhiên, để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do tiểu đường thai kỳ gây ra, thai phụ cần phải để ý những điều sau:

1. Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu

Bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ thường được bác sĩ yêu cầu kiểm tra lượng đường trong máu từ 4 -5 lần một ngày, thường là vào buổi sáng và sau bữa ăn. Bác sĩ hoặc y tá sẽ dùng một cây kim nhỏ để lấy máu ở ngón tay. Sau đó, đặt máu trên một dải thử nghiệm và đưa vào máy đo đường huyết.

Việc này sẽ giúp mẹ bầu biết rõ lượng đường trong máu của mình để có kế hoạch điều trị bệnh thích hợp. Thông thường đường huyết lúc đói

vicare.vn-bi-tieu-duong-thai-ky-co-nen-tiem-insulin-khong-body-2

2. Thai phụ cần có chế độ ăn uống hợp lý

Chọn những thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo, calo. Ngoài ra, thai phụ cần tập trung ăn các loại hoa quả, rau xanh và ngũ cốc. Chú ý đến sự đa dạng của thức ăn để giúp thai phụ đạt được mục tiêu của mình nhưng không ảnh hưởng đến hương vị và dinh dưỡng bữa ăn. Thai phụ cũng cần chú ý đến quy mô bữa ăn;

Đối với những phụ nữ béo phì bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên bắt đầu với chế độ ăn 30kcal/kg/ngày. Các loại thực phẩm và đồ uống dành cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên đa dạng, đủ tinh bột, vitamin và ít chất béo.

Nên ăn 3 bữa nhỏ và 1 - 3 bữa ăn nhẹ trong ngày. Mẹ bầu cũng nên ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ dưới dạng trái cây, rau xanh, ngũ cốc, gạo nguyên hạt, ngũ cốc, bánh mì. Các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên ăn các loại thực phẩm, đồ uống chứa đường vì như vậy sẽ rất khó để kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.

3. Vận động thường xuyên

Tập thể dục sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu bằng cách vận chuyển đường đến các tế bào, nơi nó được sử dụng cho năng lượng. Tập thể dục cũng giúp hạn chế một số triệu chứng khó chịu khi mang thai như đau lưng, chuột rút, khó ngủ...

Các bà mẹ chỉ nên chọn các môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, aerobic, đạp xe, bơi lội... Trong tập luyện, người bệnh cần giữ nhịp tim không vượt quá 140 lần/phút, đi bộ hàng ngày, đạp xe, bơi lội 30 phút mỗi ngày. Nếu không thể luyện tập trong 30 phút, thai phụ có thể lựa chọn các khoảng thời gian ngắn hơn.

4. Nên khám bệnh thường xuyên

Nhóm phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường nên đi khám bác sĩ với tần suất nhiều gấp 3 lần so với những người không bị bệnh. Vì vậy, trước khi mang thai, nhóm người này phải làm tốt công tác chuẩn bị như tìm kiếm bác sĩ đa khoa, chuyên khoa, bác sĩ phụ khoa để giúp bản thân khám bệnh và xử lý những biến chứng khi cần.

Ngoài việc tăng tần suất khám bệnh, phụ nữ mang thai cần phải làm nhiều phép xét nghiệm như siêu âm, kiểm tra đường huyết, xét nghiệm nước tiểu... Bên cạnh đó cũng cần mua bảo hiểm y tế và các loại bảo hiểm khác có ích trong giai đoạn thai kỳ và sinh con.

Xem thêm:

  • Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là làm những gì?
  • Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mới cập nhật năm 2019
  • Bà bầu phải nhịn ăn bao lâu trước khi làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?