Bị tiêu chảy không nên ăn gì?

Tiêu chảy chủ yếu do nhiễm khuẩn trong quá trình ăn uống. Chế độ ăn khi tiêu chảy ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả điều trị bệnh. Vậy khi bị tiêu chảy không nên ăn gì và nên ăn gì thì tốt? Bài viết sau đây giúp bạn tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.

Bị tiêu chảy không nên ăn gì? Bị tiêu chảy không nên ăn gì?

Tiêu chảy chủ yếu do nhiễm khuẩn trong quá trình ăn uống. Chế độ ăn khi tiêu chảy ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả điều trị bệnh. Vậy khi bị tiêu chảy không nên ăn gì và nên ăn gì thì tốt? Bài viết dưới đây giúp bạn tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.

Bị tiêu chảy không nên ăn gì?

Thực phẩm chế biến sẵn/thực phẩm nhiều dầu mỡ & bơ/phomai

Đây là nhóm thực phẩm “kẻ thù” của bệnh tiêu chảy. Thực phẩm nhiều dầu mỡ/chất béo (thịt, bơ, phomai...) sẽ làm hệ tiêu hóa vốn đang bị tấn công sẽ càng thêm quá tải. Ngoài ra, các chất bảo quản có trong thực phẩm chế biến sẵn là tác nhân khiến bệnh tiêu chảy nặng thêm (không kích thích sinh sôi lợi khuẩn, khó tiêu hóa các chất bảo quản, ...) Vì vậy, ngay khi bị tiêu chảy, hãy nói lời tạm biệt tới các loại thức ăn này để giữ gìn sức khỏe.

vicare.vn-bi-tieu-chay-khong-nen-an-gi-body-1

Sữa (ngoại trừ sữa chua)

Các sản phẩm từ bơ sữa có thể kích thích sự mất cân bằng đường ruột, dễ đầy hơi chướng bụng (do có quá nhiều chất dinh dưỡng). Vì thế, chúng không được khuyến cáo cho người bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên, sữa chua lại là gợi ý tốt vì có hàm lượng lợi khuẩn (probiotics) cao.

Rượu/bia/café/nước ngọt có gas

Tất cả các chất kích thích này đều không được khuyến cáo cho bệnh nhân tiêu chảy. Lượng đường lớn trong nước ngọt sẽ làm triệu chứng tiêu chảy nặng hơn. Rượu bia cũng ảnh hưởng tiêu cực tới hệ tiêu hóa.

Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ bình thường là nhân tố tích cực đối với hệ tiêu hóa. Nhưng khi bị tiêu chảy, thực phẩm giàu chất xơ không được khuyến cáo (ví dụ: Các loại tinh bột nguyên hạt như đỗ, ngô; ...) Lý do: Chúng không có lợi cho đường ruột đang bị tấn công. Theo các chuyên gia bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), người tiêu chảy rất cần thực phẩm ít chất xơ để đảm bảo nhu động ruột không bị kích thích.

Thực phẩm tốt nhất cho người bị tiêu chảy

Chuối

Theo livestrong, chuối được coi là “bạn đồng hành tin cậy” của người bị tiêu chảy. Lý do: Trong chuối chứa nhiều carbohydrates dễ tiêu hóa. Chuối còn là nhà vô địch về hàm lượng kali – có khả năng hỗ trợ bù điện giải bị mất khi tiêu chảy. Ngoài ra, chuối còn chứa pectin (một dạng axit amin) tăng cường hấp thu chất lỏng và làm phân di chuyển dễ dàng hơn trong ruột.

vicare.vn-bi-tieu-chay-khong-nen-an-gi-body-2

Tinh bột

Tinh bột giúp ngăn ngừa tình trạng phân loãng (tinh bột sẽ làm phân đặc hơn). Các loại tinh bột lành tính và truyền thống như cơm trắng sẽ giúp ích nhiều cho bệnh nhân tiêu chảy nhờ hàm lượng chất xơ thấp, dễ tiêu hóa.

Táo

Lượng chất xơ hòa tan tự nhiên có trong táo giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.

Sữa chua

Các lợi khuẩn có mặt trong sữa chua là tác nhân kích thích sự phát triển tích cực của đường ruột, cân bằng hệ sinh thái bên trong giúp đường ruột hoạt động hiệu quả hơn, tăng điều tiết phân và giảm các triệu chứng tiêu chảy.

Nước

Đây là loại “thức ăn” đặc biệt cần thiết với người bị tiêu chảy. Trong điều kiện bình thường cơ thể cần trung bình 1 lít nước/ngày. Khi bị tiêu chảy, hãy cố gắng duy trì liều lượng này để đảm bảo cân bằng trong cơ thể. Bên cạnh nước lọc, nước canh, nước oresol - bạn có thể ưu tiên các loại nước chuyên dụng như có chứa natri và kali (thường được dùng trong thể thao) giúp bù điện giải nhanh chóng, hỗ trợ giảm các triệu chứng tiêu chảy.

Thịt nạc

Ưu tiên thịt gà nạc, thịt lợn nạc (lượng mỡ thấp) để vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa dễ tiêu hóa. Các loại thực phẩm này nên chế biến ở dạng cắt nhỏ/thái nhuyễn/nấu nhừ (bỏ da với thịt gà) để giảm tải cho dạ dày/đường ruột. Có thể nấu cháo loãng và đun sôi kĩ trước khi dùng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cà rốt

Là loại củ có chứa nhiều pectin (axit amin), có khả năng trương nở thành dạng keo nhẹ khi vào đến ruột. Điều này giúp nhu động ruột được hạn chế, giảm triệu chứng tiêu chảy, giúp lợi khuẩn sản sinh tốt và làm niêm mạc dạ dày nhanh hồi phục. Cà rốt còn có nhiều kali – muối khoáng giúp bù đắp lượng điện giải đã mất trong quá trình tiêu chảy.

vicare.vn-bi-tieu-chay-khong-nen-an-gi-body-3

Gợi ý thực đơn điển hình cho người bị tiêu chảy

  • Nước các loại (nước lọc, nước oresol,...): Chuẩn bị ít nhất 1-1,5 lít/ngày, uống khi nào khát
  • Bữa sáng: Ăn cháo loãng (gạo, muối, chút thịt nạc băm nhỏ) + táo nghiền/ép nước
  • Bữa phụ buổi sáng: Ăn súp carot (gạo, carot, muối – carot rửa sạch cắt vỏ, đun lửa nhỏ trong 1 giờ, nghiền kỹ rồi lọc qua vải thưa lấy nước súp loãng) + sữa chua
  • Bữa trưa: Ăn cháo loãng (gạo, muối, thịt nạc băm nhỏ) + 1 quả chuối
  • Bữa phụ lúc xế chiều: Ăn súp carot (gạo, carot, muối) + táo ép/ổi ép
  • Bữa chiều/tối (trước 7h tối): Ăn cháo loãng + chuối/sữa chua

Tiêu chảy chủ yếu do nhiễm khuẩn. Vì vậy khi chế biến/ăn uống bất cứ loại thực phẩm/đồ uống nào – cần tuân thủ các nguyên tắc:

  • Vệ sinh – sát khuẩn cẩn thận
  • Ăn chín – uống sôi
  • Tuyệt đối không dùng bia rượu/nước giải khát/nước ngọt/thức ăn giàu đạm nhiều mỡ,...

Nếu tiêu chảy quá 7 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm (triệu chứng ngày càng nặng hơn) cần đến bệnh viện khám để được tư vấn/điều trị hợp lý.

Xem thêm:

  • Tiêu chảy ra nước màu đen - Dấu hiệu nguy hiểm chớ chủ quan
  • Kinh nghiệm phòng tránh tiêu chảy ở trẻ
  • Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì?