Bị tay chân miệng rồi có bị lại nữa không?

Bệnh tay chân miệng chủ yếu do virus Enteroviruses gây nên. Hiện nay, nhiều nơi ở Việt Nam virus tay chân miệng đang lan rộng khiến nhiều trẻ em trong tình trạng nguy hiểm. Nếu đã từng mắc bệnh này liệu có bị mắc lại hay không?

Bị tay chân miệng rồi có bị lại nữa không? Bị tay chân miệng rồi có bị lại nữa không?

Bệnh tay chân miệng chủ yếu do virus Enteroviruses gây nên. Hiện nay, nhiều nơi ở Việt Nam virus tay chân miệng đang lan rộng khiến nhiều trẻ em trong tình trạng nguy hiểm. Nếu đã từng mắc bệnh này liệu có bị mắc lại hay không?

1. Bệnh tay chân miệng có lây nhiễm không?

Bệnh tay chân miệng thường rất dễ lây trực tiếp qua dịch tiết ở mũi và họng (ví dụ như dịch nhầy mũi, nước bọt do hắt hơi/ho/hôn). Một người có thể lây nhiễm trước khi các triệu chứng phát triển và dễ lây nhiễm nhất trong tuần đầu tiên bị bệnh. Tuy nhiên, một số cá nhân có thể lây nhiễm trong nhiều tuần sau khi có triệu chứng. Một số người, đặc biệt là người lớn, không phát triển triệu chứng nhưng vẫn có thể lây nhiễm.

Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện vào mùa xuân và mùa thu. Các triệu chứng ban đầu gồm sốt nhẹ, khó chịu, sau 1-2 ngày có thể có phát ban đặc trưng. Các đốm đỏ nhỏ (2 mm - 3 mm) phát triển nhanh chóng thành các mụn nhỏ (mụn nước) xuất hiện trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và khoang miệng, nướu răng, lưỡi và má bên trong miệng. Tổn thương bàn chân cũng có thể lan đến vùng bắp chân ở gần và hiếm khi xuất hiện ở mông.

vicare.vn-bi-tay-chan-mieng-roi-co-bi-lai-nua-khong-body-1

2. Bệnh có thể tái phát nhiều lần

Theo các bác sĩ chuyên khoa về bệnh truyền nhiễm, trẻ em có thể bị mắc bệnh tay chân miệng lần 2, lần 3 thậm chí là nhiều lần hơn nữa.

  • Trẻ em và người lớn sau khi nhiễm virus gây bệnh, dù không hay có biểu hiện lâm sàng thì người bệnh ít nhiều vẫn có thể có kháng thể chống lại virus. Tuy nhiên, lượng kháng thể này không bền vững và không nhiều nên không đủ để bảo vệ trẻ khi bị lây nhiễm kế tiếp khi trẻ tiếp xúc với nguồn lây.
  • Ngoài 2 chủng virus gây bệnh tay chân miệng phổ biến ở trẻ em Việt Nam, hiện nay là chủng virus Coxsackie A16 và virus EV71 còn có hơn 10 chủng virus thuộc nhóm virus đường ruột có thể gây bệnh tay chân miệng. Đây chính là lý do trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần.

Khi trẻ bị nhiễm bệnh tay chân miệng do một chủng virus nào đó, trẻ chỉ có kháng thể chống lại loại virus mà trẻ vừa bị nhiễm bệnh. Hoàn toàn không có tình trạng miễn nhiễm chéo giữa các chủng virus gây bệnh tay chân miệng ở trẻ.

>> Bệnh tay chân miệng ở trẻ: Cách nhận biết và phòng tránh

3. Mức độ nghiêm trọng ở những lần mắc tiếp theo

Hiện nay vẫn có nhiều ý kiến trái chiều của các bậc phụ huynh về mức độ nghiêm trọng của những lần tái phát bệnh chân tay miệng tiếp theo. Có ý kiến cho rằng, trẻ mắc lần 2 thì bệnh sẽ nhẹ hơn, vì trước đây trẻ đã mắc một lần thì ít nhiều đã có kháng thể giúp tiêu diệt mầm bệnh nếu bị nhiễm lần tiếp theo. Nhiều phụ huynh khác lại cho rằng, trẻ mắc bệnh lần sau sẽ nặng hơn và nghiêm trọng hơn vì sức khỏe bé quá yếu nên mới bị tái phát nhiều lần. Tất cả những ý kiến trên đều chưa có chứng nhận khoa học.

Theo nhận định của các chuyên gia dịch tế từ cục y tế dự phòng - Bộ y tế: thách thức lớn nhất hiện nay của giới chuyên môn là vẫn chưa xác định chính xác về độc tính của chủng virus EV71.

Theo kinh nghiệm thực tế của các bác sĩ lâm sàng tham gia trực tiếp công tác điều trị bệnh tay chân miệng tại bệnh viện tuyến chuyên khoa, mức độ nghiêm trọng của bệnh thường phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

  • Chủng virus gây bệnh tay chân miệng mà trẻ bị nhiễm: chủng virus EV71 đang được xem là chủng virus rất nguy hiểm đối với bệnh nhi. Khi nhiễm chủng virus này, người bệnh dễ xảy ra biến chứng nặng có thể dẫn đến tử vong. Thống kê của Cục Y tế dự phòng cho thấy trong năm 2013, 100% trường hợp tử vong của bệnh chân tay miệng ở VN đều do virus EV71.
vicare.vn-bi-tay-chan-mieng-roi-co-bi-lai-nua-khong-body-2
Trẻ em càng nhỏ tuổi khi mắc bệnh càng dễ bị nặng.
  • Trẻ em càng nhỏ tuổi khi bị nhiễm bệnh càng dễ bị nặng, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 3 tuổi, sức đề kháng yếu. Có khoảng 75-86% trẻ dưới 3 tuổi tử vong do bệnh tay chân miệng.
  • Những bệnh nhân có cơ địa miễn dịch yếu kém như trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, trẻ đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch... những trẻ này không may bị nhiễm bệnh nhiều khả năng bệnh sẽ nặng và nhiều biến chứng hơn.

Phụ huynh cần ghi nhớ trước đây triệu chứng bệnh thường biểu hiện rõ là những mụn nước, bọng nước ở lòng bàn tay, bàn chân và niêm mạc miệng, hiện nay nhiều trẻ bị bệnh không bộc lộ rõ triệu chứng, thậm chí khi xét nghiệm mới phát hiện trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Nhiều trường hợp virus gây bệnh đã tấn công vào não bộ, hoặc virus đã gây biến chứng tại các cơ quan như hô hấp, tuần hoàn nhưng vẫn không có biểu hiện đặc trưng của bệnh.

4. Khi nào nên liên hệ với người chăm sóc y tế về bệnh tay chân miệng?

Đối với hầu hết trẻ em và người lớn, tay chân miệng là một bệnh tự giới hạn không thể điều trị và không cần điều trị bởi một người chăm sóc y tế . Tuy nhiên, nếu các triệu chứng và dấu hiệu trở nên nghiêm trọng và đặc biệt nếu bệnh nhân bị mất nước (màng nhầy khô và ít hoặc không đi tiểu) và / hoặc không hành động bình thường, nên liên hệ ngay với bác sĩ hay tới ngay trạm y tế gần nhất để được theo dõi kịp thời.

Xem thêm:

Bệnh tay chân miệng có lây không?