Bị tắc ruột có phải mổ không?
Khi ruột non và ruột già bị tắc và các chất tiêu hóa không thể thoát ra ngoài cơ thể là tình trạng tắc ruột. Trường hợp tắc nghẽn hoàn toàn, có biến chứng hoặc đã áp dụng các phương pháp khác nhưng không thành công cần phải mổ tắc ruột. Để biết cụ thể bị tắc ruột có phải mổ không, mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết trong bài sau.
Bị tắc ruột có phải mổ không?
Khi ruột non và ruột già bị tắc và các chất tiêu hóa không thể thoát ra ngoài cơ thể là tình trạng tắc ruột. Trường hợp tắc nghẽn hoàn toàn, có biến chứng hoặc đã áp dụng các phương pháp khác nhưng không thành công cần phải mổ tắc ruột. Để biết cụ thể bị tắc ruột có phải mổ không, mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết trong bài sau.
Tắc ruột là gì?
Tắc ruột là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ sự chuyển động của ống tiêu hóa suy giảm, tắc thức ăn. Nghĩa là thức ăn hay hơi nước không thể đi xuống dưới.
Tắc ruột do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng nguyên nhân chủ yếu là do tắc ruột sau mổ. Tắc ruột là mối lo ngại lớn nhưng người bệnh chưa ý thức được sự nguy hiểm khi thức ăn bị ứ lại mà vẫn tiếp tục ăn, khiến thức ăn được đẩy qua chỗ tắc. Tình trạng này không được điều trị sẽ dẫn đến thủng ruột và có biến chứng nghiêm trọng như hoại tử và viêm phúc mạc. Khi các thành phần trong ruột có nhiều vi khuẩn lan tràn đến các khoang khác trong cơ thể có thể dẫn đến tử vong.
Do đó, bị tắc ruột cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tắc ruột
Triệu chứng tắc ruột thường gặp như: Bụng đau quặn, đầy bụng, táo bón, khó trung tiện, chướng bụng, buồn nôn, nôn, nôn chất giống như phân.
Khi gặp các triệu chứng kể trên thì người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời nhất.
Nguyên nhân gây tắc ruột
- Sau phẫu thuật bụng, khớp, cột sống
- Chấn thương
- Nhiễm trùng toàn thân nặng
- Đau tim
- Rối loạn chất điện giải
- Rối loạn chức năng cơ
- Uống thuốc cao huyết áp
- Bị ung thư đại tràng, viêm túi thừa, bệnh Parkinson
- Lồng ruột
- Thiếu máu ruột
Bị tắc ruột có phải mổ không?
Tắc ruột cần phải mổ khi ở trong các trường hợp sau:
- Tắc nghẽn ruột hoàn toàn: Khi tắc nghẽn ruột hoàn toàn làm ngăn máu lưu thông vùng bị ảnh hưởng, nếu để lâu dài khiến ruột bị chết.
- Xuất hiện biến chứng: Tắc ruột xảy ra sẽ khiến thức ăn cùng chất lỏng, dịch axit dạ dày và khí tích tụ gần khu vực tắc nghẽn. Khi có áp lực cao sẽ làm ruột vỡ, các chất trong ruột và vi khuẩn sẽ tràn vào ổ bụng đe dọa tính mạng
- Đã áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác như dùng thuốc, truyền dịch tĩnh mạch, khiến các triệu chứng tắc ruột tồi tệ hơn.
Quy trình mổ tắc ruột như thế nào?
- Bước 1: Gây mê toàn thân cho người bệnh
- Bước 2: Bác sĩ cắt 1 vết lớn ở bụng để lộ ruột hoặc bác sĩ có thể phẫu thuật nội soi và các dụng cụ phẫu thuật vào ổ bụng.
- Bước 3: Bác sĩ tìm khu vực tắc nghẽn và loại bỏ nó
Mổ tắc ruột là thủ thuật cắt bỏ phần ruột bị hư và nối các đầu ruột khỏe mạnh lại với nhau.
Các biến chứng gặp phải sau mổ tắc ruột
- Thuốc gây mê gây tác dụng phụ
- Các bộ phận lân cận bị tổn thương
- Vùng bụng hình thành mô sẹo, có thể gây tắc nghẽn ruột
- Mở đường khâu ruột có thể đe dọa tới tính mạng
- Tê liệt tạm thời vùng ruột
Phục hồi sau phẫu thuật
Bác sĩ sẽ kiểm tra người bệnh để kiểm soát các biến chứng. Thời gian phục hồi phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và loại thủ thuật. Chẳng hạn, phẫu thuật truyền thống cần thời gian hồi phục lâu hơn phẫu thuật nội soi.
Thông thường, nếu tắc nghẽn được điều trị trước khi dòng máu ruột bị ảnh hưởng thì sẽ có kết quả điều trị tốt. Mô sẹo hình thành khi người bệnh trải qua nhiều ca phẫu thuật bụng và có thể có các trở ngại về ruột trong tương lai.
Làm cách nào hạn chế diễn tiến bệnh tắc ruột?
Để kiểm soát bệnh tắc ruột, người bệnh nên áp dụng các biện pháp sau:
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
- Giảm cân đúng cách
- Nghỉ ngơi hợp lý
Như vậy, với những thông tin trên, hy vọng bạn đọc nắm được bị tắc ruột có phải mổ không và những kiến thức liên quan về bệnh tắc ruột, phẫu thuật tắc ruột.
Xem thêm:
- Triệu chứng tắc ruột ở trẻ sơ sinh
- Không đại tiện được trong nhiều ngày có phải bị tắc ruột không?
- Tắc nghẽn đường ruột ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm như mẹ nghĩ?