Bị sứa đốt có để lại sẹo không?

Sứa là loài động vật biển có xúc tu dài. Xúc tu có các sợi lông dạng xoắn giống chiếc kim có chứa nọc độc, có thể giải phóng nọc độc khi chạm vào da người. Vậy khi bị sứa đốt có để lại sẹo không?

Bị sứa đốt có để lại sẹo không? Bị sứa đốt có để lại sẹo không?

Bệnh sứa đốt

Sứa là loài động vật biển có xúc tu dài. Xúc tu có các sợi lông dạng xoắn giống chiếc kim có chứa nọc độc, có thể giải phóng nọc độc khi chạm vào da người. Hầu hết các trường hợp bị sứa đốt là do vô tình bơi vào sứa hoặc tiếp xúc với chúng trên bãi biển.

Phần lớn các vết sứa đốt gây đau, tấy đỏ và sưng da tại chỗ. Bệnh nhân cần được trợ giúp y tế ngay lập tức vì sứa độc có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong tuy hiếm.

vicare.vn-bi-sua-dot-co-de-lai-seo-khong-2

Trường hợp bị sứa đốt.

Triệu chứng bị sứa đốt

Người bệnh thường sẽ có có các triệu chứng như đau mắt, xuất hiện vết đỏ hoặc nâu, ngứa ở vùng da tiếp xúc với nọc độc.

Bệnh nhân có thể có phản ứng dị ứng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng (hiếm gặp) như sốc nọc độc gây khó thở, sưng mặt, nôn mửa, ngất xỉu và tử vong.

vicare.vn-bi-sua-dot-co-de-lai-seo-khong-3

Xúc tu có các sợi lông dạng xoắn giống chiếc kim có chứa nọc độc, có thể giải phóng nọc độc khi chạm vào da người.

Điều trị sứa đốt như thế nào?

Trước tiên cần loại bỏ các xúc tu và rửa sạch vùng da bị ảnh hưởng bằng nước biển.

Nhanh chóng rửa sạch vùng da tiếp xúc với sứa bằng giấm. Nếu không có sẵn giấm, có thể thay thế bằng rượu y tế 70% Isopropyl.

Cũng có thể dùng thuốc muối (Baking soda) cho vùng bị ảnh hưởng.

Để giảm đau ngứa có thể dùng thuốc giảm đau.

Nếu xuất hiện các phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng, bệnh nhân cần được cấp cứu y tế.

vicare.vn-bi-sua-dot-co-de-lai-seo-khong-5

Hầu hết các trường hợp bị sứa đốt là do vô tình bơi vào sứa hoặc tiếp xúc với chúng trên bãi biển

Giải đáp thắc mắc bị sứa đốt có để lại sẹo?

Bạn Dương có chia sẻ với HoiBenh về việc gặp vấn đề khi bị sứa đốt như sau: "Thưa bác sĩ, em bị sứa đốt Sau 2 tháng vết thương có lành như hay bị ngứa và chảy nước vàng Vết thương lồi thịt. Chỉ giúp em cách điều trị với ạ".

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh đã chia sẻ chi tiết về bệnh sứa đốt qua câu trả lời dưới đây:

"Thành phần độc của sứa rất đa dạng, thường là chất histamine và các chất giống kinin... có khả năng gây độc lên khắp cơ thể, gây viêm da hoại tử, độc trên hệ cơ, độc trên tim, hệ thần kinh và gây tán huyết. ... Vì vậy khi bị sứa đốt thường có biểu hiện tức thời: Vết thương do sứa đốt thường mẩn đỏ, có dạng thẳng hoặc xoắn, gây đau rát dữ dội, hoặc tổn thương loét chảy nước vàng vì bị viêm da hoại tử sau này.

Có thể lúc mới bị sứa đốt bạn không vệ sinh sạch hết những nang độc (các tế bào phóng độc chưa bị kích hoạt ) còn nằm lại trong da, vì thế độc tố của sứa còn nằm lại ở trong da và phóng thích từ từ gây viêm kích thích (nhú lồi và ngứa). Chỉ đến khi nào độc tố giải phóng hết thì mới hết viêm (ngứa, hoại tử chảy nước vàng). Các thuốc mỡ kháng viêm, kháng sinh bôi lên vết thương chỉ làm dịu tổn thương chứ không chữa khỏi vết sứa cắn và vết sứa đốt dần dần sẽ tự khỏi.

Nếu vết thương lồi thịt nhỏ chỉ vài mm tới 1 cm, ở vùng da có độ chun dãn lớn thì có thể giải phẫu khoét bỏ tổn thương tới tận lớp đáy và khâu kéo vạt da lại cho kín tạo một vết sẹo thẳng nhỏ."