Bị sốt xuất huyết ăn gì để tăng tiểu cầu?

Tiểu cầu là một thành phần vô cùng quan trọng trong máu và vì vậy, việc suy giảm tiểu cầu sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong số nhiều nguyên nhân gây giảm số lượng tiểu cầu, sốt xuất huyết là một yếu tố được đánh giá là vô cùng nguy hiểm bởi lúc này, máu sẽ mất đi khả năng chống nhiễm trùng. Vậy khi bị sốt xuất huyết ăn gì để tăng tiểu cầu?

Bị sốt xuất huyết ăn gì để tăng tiểu cầu? Bị sốt xuất huyết ăn gì để tăng tiểu cầu?

Tiểu cầu là một thành phần vô cùng quan trọng trong máu và vì vậy, việc suy giảm tiểu cầu sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong số nhiều nguyên nhân gây giảm số lượng tiểu cầu, sốt xuất huyết là một yếu tố được đánh giá là vô cùng nguy hiểm bởi lúc này, máu sẽ mất đi khả năng chống nhiễm trùng. Vậy khi bị sốt xuất huyết ăn gì để tăng tiểu cầu? Mời bạn đọc cùng HoiBenh tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây.

1. Khi bị sốt xuất huyết ăn gì để tăng tiểu cầu?

Các thực phẩm giàu folate

Folate là một chất cần thiết trong các tế bào máu khỏe mạnh. Theo NIH (Viện Y tế Quốc Gia), một người trưởng thành cần ít nhất 400 mcg folate mỗi ngày. Ở người bệnh sốt xuất huyết, việc tăng cường thêm thực phẩm này là hợp lý.

Một số loại thực phẩm giàu folate hoặc acid folic mà bạn có thể sử dụng là:

  • Rau có màu xanh đậm.
  • Gan bò.
  • Ngũ cốc.

Việc bổ sung folate thông qua thực phẩm là một con đường an toàn và khoa học. Bạn nên tránh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm bổ sung acid folic vì điều này có khả năng cản trở chức năng của vitamin B12.

Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin B12

Vitamin B12 là một thành phần quan trọng để sản xuất ra tế bào hồng cầu. Đồng thời, một ít vitamin B12 cũng sẽ góp phần vào việc tái tạo tiểu cầu (ở số lượng thấp).

NIH cho biết, người trưởng thành từ 14 tuổi trở lên cần bổ sung khoảng 2.4mcg vitamin B12 hàng ngày từ các sản phẩm có nguồn gốc động vật như gan bò, trứng, cá biển (cá hồi, cá ngừ...). Vitamin B12 cũng có nhiều trong các thực phẩm chay như ngũ cốc, các loại sữa thực vật (như sữa hạnh nhân, sữa đậu nành...)

Một điều đáng chú ý là trong sữa cũng có chứa vitamin B12, thế nhưng một số nghiên cứu gần đây cho thấy, sữa bò sẽ làm ảnh hưởng đến việc sản xuất ra tiểu cầu, do đó bạn nên hạn chế.

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C là một yếu tố có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể, đồng thời đây cũng là thành phần kích thích hoạt động của tiểu cầu và thúc đẩy quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.

Bạn có thể bổ sung vitamin C thông qua nhiều loại rau củ, trái cây như trái cây họ cam quýt, ớt chuông đỏ/xanh, dâu tây, bông cải xanh, trái kiwi...

Cần lưu ý rằng: nhiệt độ cao có khả năng phá hủy vitamin C. Do đó, bạn nên ăn các thực phẩm trên khi còn tươi.

vicare.vn-bi-sot-xuat-huyet-gi-de-tang-tieu-cau-body-1

Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D góp một phần đáng kể trong nhiều hoạt động của xương, cơ, hệ thống thần kinh cũng như hệ thống miễn dịch. Theo thông tin từ Hiệp hội Hỗ trợ Rối loạn Tiểu cầu (PDSA), vitamin D cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo ra tế bào tiểu cầu và các loại tế bào máu khác.

Cơ thể của chúng ta có thể sản xuất vitamin D từ ánh sáng mặt trời, nhưng điều kiện nhận ánh sáng ở mỗi người là khác nhau. Vì vậy, bạn có thể bổ sung cho cơ thể nguồn vitamin D thiết yếu thông qua các thực phẩm như:

  • Lòng đỏ trứng.
  • Dầu gan cá.
  • Sữa chua.
  • Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ (có chất béo Omega 3)
  • Các loại ngũ cốc.
  • Sữa đậu nành.

Thực phẩm dồi dào chất sắt

Sắt là một khoáng chất cần thiết để đảm bảo các tế bào hồng cầu và tế bào tiểu cầu. Các nghiên cứu gần đây cũng chứng minh rằng chất sắt có khả năng làm tăng số lượng tiểu cầu.

Bạn có thể bổ sung sắt thông qua các thực phẩm như:

  • Hàu.
  • Gan bò.
  • Các loại ngũ cốc, đậu trắng...
  • Đậu hũ.

Bạn có thể ăn các loại thực phẩm giàu sắt này với nguồn bổ sung vitamin C tương tự để làm tăng tỷ lệ hấp thụ dưỡng chất của cơ thể. Tuy nhiên, nên tránh bổ sung sắt và canxi cùng lúc vì 2 chất này làm cản trở hấp thụ lẫn nhau.

Thực phẩm có nhiều vitamin K

Vitamin K cũng cực kỳ cần thiết cho quá trình đông máu (rất quan trọng đối với người bị sốt xuất huyết). Theo khảo sát từ PDSA, có gần 30% người dùng vitamin K có biểu hiện cải thiện rõ nét về số lượng tiểu cầu trong máu.

Một số thực phẩm giàu vitamin K bạn có thể tham khảo:

  • Các loại rau cải xanh như rau bina, rau cải xanh, bông cải xanh.
  • Bí ngô.
  • Đậu nành, các loại dầu đậu nành, sữa đậu nành...
vicare.vn-bi-sot-xuat-huyet-gi-de-tang-tieu-cau-body-2

2. Một số điều trị y tế khác giúp tăng tiểu cầu khi sốt xuất huyết

Nếu như thực phẩm không đủ khả năng bù đắp lại lượng tiểu cầu bị mất, bạn cần phải có sự can thiệp từ nhiều biện pháp khác:

  • Corticosteroid: được kê đơn với mục đích tăng số lượng tiểu cầu trong thời gian ngắn (vài ngày), thường được uống sau bữa ăn.
  • Truyền tiểu cầu: thực hiện truyền tiểu cầu vào bệnh nhân thông qua tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bàn tay. Tuy nhiên, nếu đối tượng là người bị HIV/AIDS hoặc đang trải qua hóa trị - xạ trị, các loại cấy ghép nội tạng... thường được khuyến cáo không nên sử dụng giải pháp này.
  • Cắt lách: các bác sỹ sẽ thực hiện cắt lách nếu nhận thấy các kháng thể trong bệnh nhân bắt đầu phá hủy tiểu cầu. Bên cạnh đó, bác sỹ cũng sẽ kê một số thuốc kèm theo như prednison, immunoglobulin... để tăng thêm số lượng tiểu cầu có trong máu.
  • Viên sủi vitamin C: sử dụng viên sủi vitamin C để hòa tan nhanh trong nước, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn, đồng thời kích thích quá trình phục hồi số lượng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết.

Qua bài viết này, hẳn bệnh nhân sốt xuất huyết cũng như người thân đã xác định rõ khi bị sốt xuất huyết ăn gì để tăng tiểu cầu. Hãy bổ sung ngay những thực phẩm trên để giúp tình trạng của bệnh nhân có thể được cải thiện nhanh và hạn chế các biến chứng.

Xem thêm:

  • Cảnh báo con số 3000 người mắc bệnh sốt xuất huyết tại Đà Nẵng
  • Vì sao mới khỏi sốt xuất huyết thì không nên luyện tập thể thao?
  • Tránh sốt xuất huyết khi mang bầu bằng cách nào