Bị sốt siêu vi nhớ đừng kiêng tắm

Sốt siêu vi là tình trạng thân nhiệt cơ thể tăng cao khi bị virus tấn công. Trong những trường hợp này, biện pháp thường làm là tìm cách cải thiện triệu chứng của người bị sốt. Bên cạnh đó, nhiều người còn kiêng tắm nhưng thực tế có nên như vậy?

Bị sốt siêu vi nhớ đừng kiêng tắm Bị sốt siêu vi nhớ đừng kiêng tắm

Sốt siêu vi là tình trạng thân nhiệt cơ thể tăng cao khi bị virus tấn công. Trong những trường hợp này, biện pháp thường làm là tìm cách cải thiện triệu chứng của người bị sốt. Bên cạnh đó, nhiều người còn kiêng tắm nhưng thực tế có nên như vậy?

Cơ chế tự bảo vệ của cơ thể

Khi virus xâm nhập vào người (thường theo đường mũi, họng), chúng sẽ nhân lên nhanh chóng chỉ trong một vài giờ. Lúc này, các tế bào của các cơ quan trong cơ thể bị virus tiêu diệt, gây nên tình trạng đau nhức, ví dụ: đau đầu, đau mỏi cơ, đau nhức khớp, .... Hệ thống miễn dịch hoạt động tốt sẽ nhận ra ngay tín hiệu có yếu tố lạ xâm nhập và gửi các tế bào bạch cầu đến tiêu diệt virus, quá trình này sẽ gây ra hiện tượng viêm và tạo ra nhiệt.

Như vậy, cơ thể có hai cơ chế tăng nhiệt để góp phần ngăn chặn sự phát triển của virus: tăng nhiệt tại những khu vực bị nhiễm virus và tăng toàn bộ thân nhiệt. Điều này chúng ta hay gọi đơn giản là sốt do siêu vi.

Cân nhắc kỹ khi sử dụng thuốc hạ sốt khi bị sốt siêu vi

vicare.vn-bi-sot-sieu-vi-nho-dung-kieng-tam-body-1

Sốt là một trong những phản ứng phòng thủ quan trọng nhất của cơ thể đối với mầm bệnh, đặc biệt là virus. Nhiều bậc cha mẹ khi thấy bé sốt thường rất lo lắng và tìm đến những loại thuốc hạ sốt (ví dụ: paracetamol hoặc ibuprofen) để ngăn chặn ngay hiện tượng này.

  • Trong những trường hợp thông thường, điều này sẽ ức chế một trong những cơ chế bảo vệ và giải độc quan trọng vốn là bản năng của bé, và về lâu dài là không tốt cho trẻ.
  • Mặt khác, sức nóng của cơn sốt làm chậm đáng kể tốc độ phát triển của mầm bệnh, do đó giúp cơ thể có nhiều thời gian hơn để tự chống chọi lại với tác nhân gây bệnh.

Trường hợp cha mẹ để bé sốt mà không dùng thuốc hạ sốt, sau vài lần, em bé sẽ phát triển hệ thống miễn dịch khỏe hơn. Tuy nhiên, điều này cần thực hiện một cách khoa học, để bé nghỉ ngơi trong môi trường trong lành, theo dõi kỹ tình hình của con trong vòng một hoặc hai ngày, cơn sốt thường sẽ tự thuyên giảm và không kèm theo triệu chứng nào khác cần phải điều trị.

Nếu hạ sốt cho bé bằng thuốc, nhiều trường hợp bé xuất hiện thêm triệu chứng: viêm xoang, ho, tăng tiết dịch mũi họng, nổi phát ban, nôn mửa, tiêu chảy, ... đôi khi bệnh sẽ kéo dài và cần dùng đến kháng sinh.

Tắm sốt - cách an toàn khi bị sốt siêu vi

Nhiều người nên thay đổi quan điểm của mình: cơn sốt là bạn chứ không phải kẻ thù của cơ thể. Vì vậy trong nhiều trường hợp, việc hạ sốt bằng thuốc là một biện pháp cưỡng bức, phi tự nhiên, mang lại nhiều rủi ro hơn là lợi ích cho sức khỏe bản thân và con cái bạn.

Nếu con bạn hoặc người thân trong gia đình thỉnh thoảng bị sốt siêu vi, có một biện pháp hỗ trợ hữu hiệu là liệu pháp tắm nước nóng, hay là tắm sốt (fever bath). Liệu pháp này là một cách tuyệt vời giúp hệ miễn dịch của cơ thể làm việc tích cực hơn, giúp cơn sốt mau khỏi một cách tự nhiên.

Lưu ý rằng, liệu pháp tắm nước nóng không thích hợp cho trẻ quá nhỏ và phụ nữ mang thai hoặc những người không chịu được nóng. Nếu bạn bị bệnh mãn tính, phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện điều này.

Các bước tắm sốt

  • Bước 1: Bắt đầu tắm với nước ở nhiệt độ nóng nhất mà bạn có thể chịu được.

Nếu tắm bồn thì bạn nên ngồi vào bồn trước rồi cho nước từ từ vào để cơ thể thích nghi với nhiệt độ tăng dần. Nếu tắm cho bé thì cha mẹ nên ngồi cùng để đảm bảo nước không quá nóng.

Không cần thiết phải cho nước đầy đến tận cổ mà chỉ cần để mực nước nóng đến ngang ngực hoặc thắt lưng là đủ để đạt được hiệu ứng sốt nhân tạo. Để nước nóng ngập quá cao sẽ khiến bạn khó thở và không ngồi được lâu.

  • Bước 2: Đo thân nhiệt (bằng đường miệng) trong khi tắm.

Đợi đến khi nhiệt độ cơ thể là 38°C, hãy ngồi thêm trong bồn tắm khoảng 20 phút nữa. Trong trường hợp nóng không chịu được, bạn có thể ra ngoài bất cứ khi nào mình muốn. Mục tiêu là giữ thân nhiệt ổn định ở mức 38°C trong khoảng 20 phút, nhưng ít hơn vẫn có chấp nhận được.

Trong quá trình này, cơ thể sẽ ra rất nhiều mồ hôi vào thời điểm thân nhiệt đạt 38°C. Bạn có thể bổ sung thêm nước nếu cần, chú ý chỉ uống nước ấm, hoặc nước ở nhiệt độ phòng, có thể uống các loại trà thảo mộc, tuyệt đối không uống nước lạnh.

  • Bước 3: Ra khỏi bồn tắm.

Hãy bước ra thật cẩn thận vì bạn có thể cảm thấy choáng váng sau khi ngồi lâu. Cần nhanh chóng lau khô và che kín người để tránh bị lạnh hoặc trúng gió. Sau đó phải mặc quần áo dài tay, đi tất chân và đội mũ che đầu (dù tóc không ướt) vì nhiệt độ cơ thể bị thoát nhanh qua chân và đầu.

  • Bước 4: Lên giường ngay lập tức.

Cơ thể bạn có thể sẽ rất nóng và đổ mồ hôi, điều này là tốt. Tiếp tục ủ ấm người trong chăn và có thể ngủ nếu cần.

  • Bước 5: Thay đồ.

Sau khi nằm trên giường được ít nhất 45 phút và tối đa 2 giờ, nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ hạ nhiệt trở lại bình thường. Hãy ra khỏi giường, nhanh chóng cởi bỏ quần áo ẩm và thay bằng quần áo khô. Quá trình tắm sốt đã hoàn tất.

Một số chú ý trong khi tắm:

  • Khu vực phòng tắm và phòng ngủ phải kín gió.
  • Có kế hoạch nghỉ ngơi vài giờ sau khi tắm, tránh ra ngoài, làm việc quá sức.
  • Ăn đồ ăn nhẹ, dễ tiêu sau khi tắm 30 phút nếu cảm thấy đói.
  • Phương pháp này có thể được sử dụng tối đa hai lần mỗi ngày trong thời điểm sốt virus nặng nhất. Khi sốt siêu vi lên đến đỉnh điểm, đó là thời gian ngay trước khi bạn bắt đầu khỏe lại.

Trường hợp sốt siêu vi cần đi khám bác sĩ

vicare.vn-bi-sot-sieu-vi-nho-dung-kieng-tam-body-2

Nếu bạn bị sốt siêu vi trên 40°C, hãy đi khám bác sĩ ngay.

Cần đi khám ngay lập tức nếu sốt có kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Co giật
  • Bất tỉnh
  • Lơ mơ
  • Cứng gáy
  • Khó thở
  • Đau dữ dội bất cứ vị trí nào trên cơ thể
  • Xuất hiện những chỗ sưng to hoặc viêm nặng của bất kỳ phần nào của cơ thể.

(HoiBenh chuyển ngữ từ Thehealthyhomeeconomis)

Xem thêm:

  • Sốt siêu vi lây qua đường nào?
  • Bị sốt siêu vi nên ăn trái cây gì?