Bị sởi phải kiêng nước, kiêng gió: Sai lầm trầm trọng

Bệnh sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trong mùa xuân - hè, thời tiết nóng ẩm dễ khiến virus lây lan. Bệnh sởi cần kiêng gì? Có cần kiêng nước, kiêng gió không?

Bị sởi phải kiêng nước, kiêng gió: Sai lầm trầm trọng Bị sởi phải kiêng nước, kiêng gió: Sai lầm trầm trọng

Bệnh sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trong mùa xuân - hè, thời tiết nóng ẩm dễ khiến virus lây lan. Nhiều bà mẹ truyền tai nhau rằng trẻ bị sởi phải kiêng nước, kiêng gió mà không biết rằng đó là một sai lầm trầm trọng. Vậy bệnh sởi cần kiêng gì? Cùng tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong bài viết dưới đây.

Bệnh sởi phải kiêng nước, kiêng gió: sai lầm trầm trọng

Chị Nguyễn Thị Thu M. (Bắc Giang) đã phải đưa con trai 2 tuổi đi cấp cứu với tình trạng sốt cao, khó thở, tay chân có nhiều vết loét, sưng đỏ trên nền bệnh sởi 7 ngày. Khai thác thông tin, chị M. cho biết, nghe mọi người khuyên trẻ bị sởi cần kiêng nước, kiêng gió nên chị giữ con trong phòng kín, oi bức, không tắm rửa cho con. Con sốt, phát ban, ra mồ hôi nên ngứa và gãi nhiều. Các ban sởi trợt loét gây bội nhiễm. Tại bệnh viện, bé được chẩn đoán viêm phổi. Chị M. ngạc nhiên: Tại sao kiêng nước, kiêng gió mà con lại bị viêm phổi?

Theo Thạc sĩ Nguyễn Văn Lâm - Phó trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, rất nhiều ông bố bà mẹ, khi con bị sởi thì kiêng tắm rửa hoàn toàn cho con. Đây là một quan niệm sai lầm và dẫn đến hậu quả trầm trọng là trẻ ngứa ngáy, khó chịu, gãi làm xước các nốt ban gây nhiễm trùng. Như trường hợp con chị M., có thể vi khuẩn xâm nhập vào trẻ là vi khuẩn hay virus gây bệnh viêm phổi, nên trẻ mắc bệnh dù kiêng nước, kiêng gió rất kĩ.

Như vậy, từ một bệnh sốt phát ban thông thường, có thể chăm sóc tại nhà và tự khỏi như sởi, trẻ có thể bị nhiễm trùng và dẫn đến những biến chứng nặng nề từ việc không nắm được rõ thông tin bệnh sởi cần kiêng gì của các bậc phụ huynh.

Vậy bệnh sởi cần kiêng gì?

Câu trả lời là KHÔNG CẦN kiêng gì cả. Chỉ cần chú ý hạn chế tiếp xúc với người không mang bệnh để tránh lây lan thành dịch. Khi phát hiện bệnh sớm và chăm sóc trẻ đúng cách thì bệnh sẽ khỏi mà không để lại di chứng gì.

Cách chăm sóc tại nhà cho trẻ bị sởi:

  • Hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người để tránh lây nhiễm và bội nhiễm. Bố mẹ sau khi chăm sóc trẻ (cho ăn, chơi đùa, tắm rửa,...) cần rửa tay bằng xà phòng.
  • Cho trẻ nằm trong phòng có thông khí, ánh sáng đầy đủ nhưng không quá sáng hay quá chói vì trẻ bị sởi thường nhạy cảm với ánh sáng. Phòng nên được dọn thường xuyên, đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát. Nhiều người đã đưa ra lời khuyên là trẻ cần kiêng gió cho thắc mắc bệnh sởi kiêng gì. Tuy nhiên, đó hoàn toàn là một lời khuyên sai lầm và không có căn cứ khoa học.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng, thoáng khí.
  • Vệ sinh cá nhân, thay quần áo, tắm rửa hàng ngày cho trẻ, giữ ấm nếu trời lạnh.
  • Cắt móng tay, móng chân cho trẻ để tránh trẻ gãi gây xước da, nhiễm khuẩn.
vicare.vn-bi-soi-phai-kieng-nuoc-kieng-gio-sai-lam-tram-trong-body-1
  • Nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý 0.9% cho mũi và mắt hằng ngày. Mỗi ngày nhỏ 3 - 4 lần.
  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm hoặc loãng, dễ tiêu, nhưng vẫn phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường vitamin, đặc biệt là vitamin A và vitamin C. Nhiều người cho con kiêng ăn, chỉ ăn cháo trắng dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, trẻ mệt mỏi, quấy khóc rất nhiều.
  • Cho trẻ uống đủ nước, có thể bổ sung nước hoa quả. Nếu trẻ tiêu chảy, cần cho uống oresol, cho trẻ bú nhiều hơn. Nếu không kiểm soát được tiêu chảy, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để có các biện pháp khác bù nước và điện giải cho trẻ.
vicare.vn-bi-soi-phai-kieng-nuoc-kieng-gio-sai-lam-tram-trong-body-2
  • Nếu trẻ sốt nhẹ có thể chườm ấm. Sốt cao thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Chú ý liều dùng và cách dùng ở trẻ.
  • Nếu dùng kháng sinh cần dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường như sốt cao kéo dài, ban sởi trợt loét, tiêu chảy không cầm, hoặc quá 10 ngày chưa khỏi.

Như vậy, bạn đã tự có cho mình câu trả lời cho thắc mắc: bệnh sởi cần kiêng gì rồi chứ. Đáp án là không cần phải kiêng gì cả. Bệnh sởi hoàn toàn không phải kiêng nước, kiêng gió như nhiều người lầm tưởng. Chỉ cần theo dõi và chăm sóc trẻ đúng cách, thì bệnh sởi không cần kiêng gì cũng sẽ khỏi.

Xem thêm:

  • Bệnh sởi Rubella có nguy hiểm không?
  • Biến chứng sởi: phổ biến hơn bạn nghĩ?
  • Sởi và sốt phát ban khác nhau như thế nào?