Bí quyết giúp trẻ ngủ đủ giấc và có giấc ngủ ngon

Ngủ đủ giấc không chỉ giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu mà còn có tác dụng tích cực đến trái tim, cân nặng, sự thông minh,... của trẻ. Trong bài viết này, Stephanie Silberman, Tiến sĩ tâm lý học, tác giả của cuốn sách The Insomnia Workbook: Hướng dẫn để có giấc ngủ ngon, chia sẻ hiểu biết của mình để giúp trẻ em có được giấc ngủ ngon. 1. Vấn đề giấc ngủ ở trẻ em Tiến sĩ S...

Bí quyết giúp trẻ ngủ đủ giấc và có giấc ngủ ngon Bí quyết giúp trẻ ngủ đủ giấc và có giấc ngủ ngon

Ngủ đủ giấc không chỉ giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu mà còn có tác dụng tích cực đến trái tim, cân nặng, sự thông minh,... của trẻ. Trong bài viết này, Stephanie Silberman, Tiến sĩ tâm lý học, tác giả của cuốn sách The Insomnia Workbook: Hướng dẫn để có giấc ngủ ngon, chia sẻ hiểu biết của mình để giúp trẻ em có được giấc ngủ ngon.

1. Vấn đề giấc ngủ ở trẻ em

Tiến sĩ Silberman cho biết: "Có rất nhiều vấn đề giấc ngủ ở trẻ em" ví dụ như nói khi ngủ, quấy khi ngủ, hét lên khi ngủ hoặc có những giấc mơ sợ hãi.

Điều quan trọng nhất bạn có thể làm là giữ cho phòng ngủ an toàn và không có các vật sắc nhọn hoặc có hại; khóa các cửa sổ và cửa ra bên ngoài. Ngoài ra có thể bật nhạc nhẹ hoặc dùng bóng đèn ngủ để con bạn ý thức hơn về môi trường xung quanh mình. Ngủ thiếu giấc làm tăng nguy cơ cho những vấn đề này, do đó hãy chắc chắn rằng con bạn ngủ đủ giấc mỗi đêm.

Hãy chắc chắn bé ngủ đủ giấc mỗi đêm.
Hãy chắc chắn bé ngủ đủ giấc mỗi đêm.

2. Dấu hiệu bé buồn ngủ

Cha mẹ phải nhận biết được những dấu hiệu trẻ thiếu ngủ ngay cả khi trẻ chưa thể nói được điều đó. Điều thú vị là dấu hiệu cho thấy trẻ em thiếu ngủ là hoàn toàn khác với người lớn. Người lớn buồn ngủ, nhưng trẻ con có xu hướng thiếu chú ý, bị kích thích và khó chịu. Trong thực tế, Silberman cho biết rất nhiều trường hợp trẻ em thiếu ngủ bị nhầm sang triệu chứng ADHD (chứng thiếu tập trung và quá hiếu động).

Ngoài ra, bố mẹ cần chú ý đến những thay đổi ở con mình. Bé có đi học và tham gia các hoạt động như bình thường không? Nếu con bạn đang có các triệu chứng này, hãy xem xét xem có phải bé bị thiếu ngủ hay không. Ví dụ, bé thức khuya xem phim muộn cùng cha mẹ, chứng ngưng thở khi ngủ.

Trẻ hay bị kích thích, khó chịu có thể là dấu hiệu của việc thiếu ngủ.
Trẻ hay bị kích thích, khó chịu có thể là dấu hiệu của việc thiếu ngủ.

3. Bí quyết giúp trẻ ngủ đủ giấc

- Tạo thói quen trước khi đi ngủ: Việc thiết lập một thói quen trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ có chế độ ngủ điều độ, Silberman nói. Bố mẹ không nên cho con hoạt động mạnh trước khi đi ngủ, mà thay vì đó nên có những thói quen thư giãn. Không nên cho trẻ tham gia vào các hoạt động thể chất quá gần giờ đi ngủ hoặc ăn các loại thực phẩm có đường. Các hoạt động nhẹ nhàng như đọc sách, uống sữa, ôm, hôn sẽ rất tốt cho con.

- Có giờ ngủ cố định: Một giấc ngủ có thời gian cố định là rất quan trọng. Bố mẹ nên hướng cho con sinh hoạt theo các thói quen. Trẻ em có xu hướng chững lại trước khi đi ngủ như muốn nghe đọc truyện, uống một cố nước,... Bố mẹ không nên chiều theo ý muốn của con mà nên hướng con đi ngủ đúng giờ để đảm bảo sức khỏe.

- Không coi giấc ngủ quá nặng nề: Bố mẹ không nên tạo những thói quen xấu cho bé trước khi đi ngủ. Thay vào đó, giấc ngủ của trẻ cần được ưu tiên. Ví dụ, bố mẹ có thể nói với con rằng: "Mọi người đều cần ngủ; đó là cách giúp chúng ta khỏe mạnh hơn. Rồi con sẽ có một ngày vui vẻ sau khi tỉnh dậy bởi con sẽ được nghỉ ngơi sau một ngày dài."

Giấc ngủ của trẻ cần được ưu tiên.
Giấc ngủ của trẻ cần được ưu tiên.

- Không cho bé ngủ chung giường với bố mẹ: Một số phụ huynh có xu hướng ngủ chung với con để con không có cảm giác sợ hãi. Tuy nhiên, bố mẹ cần để bé tự lập hơn và điều này tốt cho sức khỏe của bé.

- Dạy con biết ngủ một mình: Điều quan trọng là cho trẻ biết cách tự ngủ một mình. Ví dụ, cha mẹ nên đưa con đi ngủ, khi trẻ có vẻ ngủ say thì có thể để con ngủ một mình. Bạn có thể hát cho con nghe và sau đó dần dần rời khỏi phòng.

- Đặt trên giường bé một con thú bông: Bố mẹ có thể chuẩn bị cho con một con thú nhồi bông hoặc một chiếc chăn mềm để con có cảm giác có bạn đồng hành khi ngủ và không cảm thấy cô đơn.

(Nguồn: www.psychcentral.com)