Bí quyết đơn giản đẩy lùi chứng buốt chân răng
Buốt chân răng là vấn đề răng miệng khá phổ biến và gây nhiều phiền toái cho người mắc phải. Vậy buốt chân răng có dễ chữa khỏi không, có những bí quyết nào dễ thực hiện để khắc phục tình trạng răng bị ê buốt? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm thông tin nhé.
Bí quyết đơn giản đẩy lùi chứng buốt chân răng
Buốt chân răng là vấn đề răng miệng khá phổ biến và gây nhiều phiền toái cho người mắc phải. Vậy buốt chân răng có dễ chữa khỏi không, có những bí quyết nào dễ thực hiện để khắc phục tình trạng răng bị ê buốt? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm thông tin nhé.
Buốt chân răng là bệnh gì?
Buốt chân răng là tình trạng phản ứng của ngà răng trở nên nhạy cảm khi bị kích thích từ nhiệt độ tác động vào. Ngà răng tồn tại bên trong răng và được bao bọc, bảo vệ bởi lớp men răng. Người bị buốt chân răng sẽ cảm thấy một cơn đau nhức nhẹ kéo theo cảm giác đau nhói lan đến tận chân răng.
Thực tế cho thấy buốt chân răng không phải là bệnh lý nguy hiểm, không dẫn đến quá nhiều đau đớn nhưng hiện tượng này lại gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề tâm lý, chất lượng cuộc sống giảm xuống.
Triệu chứng ê buốt chân răng rất phổ biến hiện nay nhưng đa phần những người chẳng may gặp phải đều chủ quan, cho rằng sẽ tự khỏi mà không cần chú ý đến giải pháp chữa trị dứt điểm và tránh tái phát.
Đâu là “thủ phạm” gây buốt chân răng?
Để có cách trị ê buốt chân răng hiệu quả và đúng cách thì chúng ta cần tìm ra đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó chịu này. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp, bao gồm:
Ngà răng bị lộ
Do những tổn thương thông thường và mòn răng làm cho lớp men răng ngày càng mỏng, nhất là ở phần cổ răng, đường viền lợi. Điều này dẫn đến chất bảo vệ quanh chân răng không còn, ngà răng cùng các ống thần kinh nhỏ lộ ra. Khi răng này tiếp xúc với chênh lệch nhiệt độ lớn qua thức ăn, đồ uống làm dây thần kinh bị kích thích và gây đau, khó chịu.
Thức ăn, đồ uống có nhiều acid, cứng
Acid có trong nước ngọt, nước có ga, soda, ... là tác nhân gây mòn men răng. Lượng đường cao trong thức ăn cũng kích thích vi khuẩn trong miệng phát triển, men răng bị xói mòn nên răng trở nên nhạy cảm và dễ ê buốt.
Chải răng mạnh, bàn chải răng lông cứng
Khi bạn đánh răng sai cách, điển hình là đánh răng quá mạnh, sẽ có nguy cơ cao bị ê buốt. Những sợi lông bàn chải thô cứng sẽ nhanh chóng làm mòn men răng, lúc này kích thích chua, lạnh, nóng là tác nhân gây buốt chân răng.
Xem nhẹ các bệnh về răng miệng
Một số bệnh lý về răng miệng có thể dẫn đến triệu chứng ê răng như: tụt nướu, nha chu, viêm nướu, cao răng, nứt răng, ...
Tẩy trắng răng không đúng phương pháp
Khi thao tác không đúng kỹ thuật nên sau khi tẩy trắng răng nhiều người phải đối diện với thực trạng là chân răng bị ê buốt. Tụt nướu do thuốc tẩy, răng bị mất đi bề mặt bảo vệ nên thường xuyên cảm thấy chân răng đau nhói.
6 cách giúp bạn thoát khỏi nỗi “ám ảnh” buốt chân răng
Thay đổi cách chải răng
Thay vì chải răng quá mạnh bạn nên tập thói quen chải răng nhẹ nhàng, từ từ theo chuyển động tròn. Hơn nữa, hãy lựa chọn loại bàn chải có phần lông mềm, tay cầm góc cạnh và chắc chắn để hạn chế áp lực lên hàm răng. Nếu bạn thực hiện nguyên tắc này sẽ thấy giảm tình trạng tụt nướu lợi hoặc bào mòn lớp men răng và tránh xa những cơn buốt chân răng đáng sợ.
Thay đổi loại kem đánh răng phù hợp
Hãy thử chuyển sang loại kem đánh răng đặc biệt dành cho người có răng nhạy cảm. Chúng thường chứa lượng lớn kali nitrat giúp chữa lành men răng bị tổn thương, giảm ê buốt chân răng.
Tránh thực phẩm có tính axit cao
Bằng cách hạn chế rượu vang đỏ, nước ép trái cây, nước uống có ga, thực phẩm có vị chua nhiều, ... bạn sẽ giảm được nguy cơ tổn hại men răng, giúp men răng luôn khỏe mạnh, chống lại yếu tố dẫn đến buốt chân răng. Đặc biệt, sau khi ăn 30 phút sau bạn mới được đánh răng bởi lượng axit của răng lúc này đang cao.
Trám răng
Nếu bạn vẫn băn khoăn làm thế nào để hết buốt chân răng thì hãy trám răng bởi đây là một biện pháp điều trị nha khoa phổ biến. Trám răng là phủ một lớp mỏng chất bảo vệ răng lên bề mặt răng nhằm ngăn ngừa sự trú ngụ của vi khuẩn và axit phá hủy men răng. Đây là một thủ thuật đơn giản, được thực hiện nhanh chóng, giá thành không cao nên bạn có thể dễ dàng áp dụng.
Ngừng nghiến răng
Tưởng chừng nghiến răng là chỉ là tật lúc ngủ nhưng lại có tác hại khôn lường. Tình trạng này kéo dài sẽ làm răng bị mất lớp men, lộ ngả vàng, bị ê buốt. Nếu bạn đang gặp phải rắc rối này, hãy cải thiện dần bằng cách giảm stress, sử dụng miếng bảo vệ miệng, bổ sung canxi và magie, hạn chế thức uống có cồn, caffeine.
Điều trị sớm tụt nướu
Buốt chân răng cần được điều trị tận gốc bằng cách khắc phục chứng tụt nướu. Nếu tụt nướu ở mức nhẹ, bạn chỉ cần thay đổi bàn chải đánh răng mềm và chải răng đúng cách. Khi tụt nướu nặng kèm theo buốt chân răng thì nên điều trị che phủ chân răng bằng cách: ghép lợi tự do tự thân, vạt có chân nuôi, ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô và mới nhất là tái tạo mô có hướng dẫn với màng sinh học. Phẫu thuật che chân răng cần được thực hiện ở bệnh viện chuyên khoa và bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà không thấy cải thiện buốt chân răng, bạn cần tìm đến chuyên khoa răng hàm mặt tại các bệnh viện uy tín để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp nhất.
Phòng tránh buốt chân răng
- Có chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp: đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày, mỗi lần 2 phút bằng bàn chải mềm và chải răng nhẹ nhàng.
- Thay đổi thói quen ăn uống: hãy tránh xa thức ăn không tốt cho răng. Thay vào đó hãy ăn nhiều thực phẩm có chất xơ (chà là khô, nho khô, chuối, táo), các loại rau (các loại đậu, đậu phộng, hạnh nhân, cải bắp), ... Không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, vị quá cay.
- Bổ sung nhiều canxi: đây là thành phần quan trọng, không thể thiếu trong việc có một hàm răng khỏe mạnh. Vì thế bạn hãy lựa chọn thức ăn có nguồn canxi dồi dào từ sữa, bơ, bông cải xanh, cá, các loại đậu, hải sản, ...
- Duy trì đủ nước cho cơ thể: uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Sau khi ăn nên uống nước lọc để trôi đi các mảng bám trên răng.
- Khám răng định kỳ: đây là cách phòng tránh hiệu quả nhưng không nhiều người thực hiện. Điều này sẽ giúp bạn cập nhật sức khỏe răng miệng, chủ động ngăn chặn nguy cơ các bệnh về răng, giúp giảm chi phí và thời gian điều trị, ít để lại di chứng về sau.
Xem thêm:
- Các bệnh răng miệng gây buốt chân răng người nào cũng có thể mắc
- 6 phương pháp giúp giảm ê buốt răng