Bí quyết dạy trẻ cách điều khiển cảm xúc

Trẻ em có những lúc nóng nảy, giận dữ dẫn đến những hành vi gào khóc hay đá thúng đụng nia. Những lúc như thế này, các bậc phụ huynh thường rất khó chịu và cấm con không được biểu lộ như vậy. Nhưng bạn có biết rằng, thay vì mắng phạt, chúng ta phải cùng con tháo gỡ và dạy trẻ cách điều khiển cảm xúc của mình. Theo các chuyên gia, đây là kỹ năng quan trọng mà tất cả trẻ em cầ...

Bí quyết dạy trẻ cách điều khiển cảm xúc Bí quyết dạy trẻ cách điều khiển cảm xúc

Trẻ em có những lúc nóng nảy, giận dữ dẫn đến những hành vi gào khóc hay đá thúng đụng nia. Những lúc như thế này, các bậc phụ huynh thường rất khó chịu và cấm con không được biểu lộ như vậy. Nhưng bạn có biết rằng, thay vì mắng phạt, chúng ta phải cùng con tháo gỡ và dạy trẻ cách điều khiển cảm xúc của mình. Theo các chuyên gia, đây là kỹ năng quan trọng mà tất cả trẻ em cần được trang bị từ khi còn nhỏ. Nếu có kỹ năng này thì bé mới có thể phát triển toàn diện. Dưới đây là những phương pháp giúp cha mẹ hướng dẫn trẻ điều khiển cảm xúc được tốt hơn

Trẻ cũng như chúng ta, cũng biết tức giận.
Trẻ cũng như chúng ta, cũng biết tức giận.

1. Tạo biểu đồ cảm xúc

Trẻ em thường có một khoảng thời gian khó xác định rõ cảm xúc. Các chuyên gia khuyên rằng cha mẹ nên dạy con em mình cách truyền đạt cảm xúc thông qua biểu hiện trên khuôn mặt. Ví dụ cụp mắt đồng nghĩa với giận dữ.

Bên cạnh đó, hãy chia sẻ trải nghiệm về cảm xúc trong cuộc sống. Dạy cho trẻ hiểu thế nào là buồn, vui hay ngạc nhiên, thích thú. Khi con bạn có những hiểu biết nhất định, hay thể hiện những cảm xúc đó bằng nét mặt. In chúng thành những bức ảnh, dán thêm tựa đề mô tả cảm xúc ở bên dưới. Bạn có thể sử dụng những tấm hình này làm đồ chơi cho con.

Gom những tấm hình này thành một dạng biểu đồ. Khi con bạn nhận ra mình đang thể hiện cảm xúc ở một vị trí nào đó trên biểu đồ, hãy trò chuyện với chúng cách giải quyết khi gặp cảm xúc đó.

Dạy trẻ cách biểu hiện cảm xúc qua khuôn mặt.
Dạy trẻ cách biểu hiện cảm xúc qua khuôn mặt.

2. Chơi với thùng và túi nệm

Bạn có thể tốt chức trò chơi bằng cách lấy một cái xô hoặc thùng và những chiếc túi. Dán tên các loại cảm xúc lên mỗi túi. Ví dụ: vui, buồn, sợ hãi, tức giận...

Đặt ra một tình huống và yêu cầu con bạn phải tìm đúng chiếc túi phù hợp với hoàn cảnh. Ví dụ: Bạn A quên mang vở bài tập, và bạn ấy không muốn đến lớp. Vậy bạn ấy đang cảm thấy thế nào?

Khi con bạn tìm được ‘chiếc túi cảm xúc’ phù hợp, hãy đưa ra các giải pháp để xử lý tình huống. Ví dụ: Bạn A nên nói chuyện với cô giáo về việc quên vở bài tập trước khi vào tiết học.

Đưa ra các giải pháp xử lý tình huống cho trẻ.
Đưa ra các giải pháp xử lý tình huống cho trẻ.

3. Tạo "bảng check-in"

Không phải trẻ em lúc nào cũng thích kể về những chuyện chúng gặp phải trong ngày. Hãy tạo một bảng check-in trong gia đình. Cắt dán những hình ảnh và viết tên của các thành viên, đừng quên sử dụng màu sắc cho sinh động. Ở dưới mỗi tên thành viên treo một chiếc túi. Khi bắt đầu và kết thúc một ngày, yêu cầu mỗi người phải bỏ vào túi những cảm xúc mà mình đã trải qua. Cách này sẽ khiến trẻ suy nghĩ về cách cảm nhận mọi thứ xung quanh, thay vì chỉ bắt trẻ liệt kê những việc đã làm ở trường.

Có rất nhiều cách sáng tạo để dạy con trẻ cách điều khiển và xử lý cảm xúc. Bên cạnh những gợi ý trên, hãy tạo ra những phương pháp của riêng bạn. Vì dù bằng cách nào, thì dạy trẻ em cách điều chỉnh cảm xúc sẽ là chìa khóa cho sự hình thành nhân cách của trẻ sau này. Chúng sẽ dạy trẻ biết chia sẻ tình yêu, biết quan tâm và tôn trọng người khác cũng như khiến trẻ trường thành hơn mỗi ngày.

(Nguồn: www.psycentral.com)