Bị nôn ói say xe có ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai kỳ và em bé hay không?

Bị nôn ói khi say xe khiến chúng ta cảm thấy nôn nao, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Vậy nếu phụ nữ mang thai rơi vào tình trạng này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai kỳ và em bé hay không?

Bị nôn ói say xe có ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai kỳ và em bé hay không? Bị nôn ói say xe có ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai kỳ và em bé hay không?

Bị nôn ói khi say xe khiến chúng ta cảm thấy nôn nao, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Vậy nếu phụ nữ mang thai rơi vào tình trạng này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai kỳ và em bé hay không?

Tại sao phụ nữ mang thai dễ bị say xe?

Trong thai kỳ cơ thể phụ nữ trở nên nhạy cảm, sức đề kháng kém hơn. Có thể cảm thấy khó chịu hay bị say xe khi đi trên ô tô mà trước đây chưa từng bị say xe. Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị say xe là do:

  • Trên xe không vệ sinh sạch sẽ, quá kín có mùi khó chịu hoặc chủ nhà xe có xịt nước hoa mùi thơm quá nồng.
  • Mẹ bầu ăn quá no trước khi di chuyển
  • Mẹ bầu những ăn món khó tiêu hóa
  • Do não bộ chúng ta có sự nhầm lẫn giữa việc chuyển động và đứng yên. Vì thế phát tín hiệu đến dạ dày kích thích cảm giác buồn nôn.
vicare.vn-bi-non-oi-say-xe-co-anh-huong-gi-den-suc-khoe-thai-ky-va-em-be-hay-khong-body-1

Mẹ bầu bị nôn ói khi say xe có sao không?

Say tàu xe khiến người bình thường đã rất mệt mỏi. Phụ nữ mang thai cơ thể yếu càng mệt mỏi hơn. Nhiều người cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, nôn thốc nôn tháo, nôn đau ruột gan. Thậm chí nôn dịch xanh, dịch vàng kèm theo đó là cơn quặn đau ruột. Theo bác sĩ Lê Ngọc Diệp (BV Từ Dũ), đối với bà bầu say xe sẽ ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cụ thể là:

  • Nôn ói, gây mất nước, rối loạn điện giải khiến mẹ mệt mỏi
  • Tác động của việc nôn ói khiến co thắt cơ trơn trong đường ruột, cơ thành bụng, làm tăng áp lực bên trong ổ bụng, dễ dọa sẩy.

Vì thế mẹ bầu thường được khuyên là hạn chế đi chơi xa. Nếu đi chơi thì nên chọn các phương án di chuyển phù hợp.

Bà bầu uống thuốc say xe có được không?

  • Khi mang thai phụ nữ muốn dùng bất cứ loại thuốc say xe nào cũng cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Thuốc say xe sẽ giảm cảm giác khó chịu, hoạt động bằng cách tác động lên não bộ, để ngăn ngừa cơn say tàu xe xuất hiện.
  • Mẹ bầu có thể dùng thuốc không kê toa, có chứa dimenhydrinate như Dramamine hoặc sản phẩm có thành phần là diphenhydramine như Benadryl.
  • Tuyệt đối không dùng thuốc say xe có chứa Scopolamine. Vì thuốc có thể gây tác dụng phụ chóng mặt, run rẩy, mệt mỏi ở thai phụ.
vicare.vn-bi-non-oi-say-xe-co-anh-huong-gi-den-suc-khoe-thai-ky-va-em-be-hay-khong-body-2

Một số biện pháp giúp giảm say xe cho bà bầu

Nếu mẹ bầu buộc phải đi tàu xe thì để hạn chế say xe bạn hãy áp dụng những cách sau để chăm sóc sức khỏe thai kỳ thật tốt:

  • Ngồi ghế đầu và thật thoải mái, giữ tâm trạng thoải mái, thời tiết không quá nóng và bụi thì có thể tắt điều hòa lấy gió tự nhiên từ bên ngoài.
  • Ngồi thoải mái, đem theo gối, đệm để dùng, gối kê cổ, kê lưng, gác chân.
  • Để chống say xe mẹ bầu có thể uống nước gừng, trà gừng trước khi lên xe hoặc ngậm một lát gừng tươi khi đang di chuyển. Hoặc dùng 1-2 lát gừng dán lên rốn và băng lại.
  • Không nên ăn quá no trước khi nên xe, ăn thức ăn dễ tiêu
  • Không nên ngồi xe quá lâu, khi đến trạm dừng nên di chuyển và đi bộ, tránh tình trạng tụ máu chân và khung xương chậu.
  • Bạn có thể uống bổ sung Vitamin B6 để giảm say xe khi mang thai
  • Có thể để sẵn trong túi kẹo hoặc một số món ăn vặt có vị chua
  • Bấm huyệt nội quan ở khu chính giữa cổ tay khi cảm thấy buồn nôn
  • Cần cân nhắc chuyến đi nào cần thiết, đường đi thuận tiện hay không.

Xem thêm:

  • Bị nôn ói say xe có ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ và em bé hay không?
  • Một số bài hát nhạc Việt cho bà bầu giúp nâng cao sức khỏe thai kỳ