Bị nôn ói say xe có ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ và em bé hay không?

Chăm sóc sức khỏe thai kỳ là một hành trình khá dài với nhiều vấn đề cần được chú ý. Bên cạnh những vấn đề chính như ăn gì, ngủ nghỉ ra sao, đi khám như thế nào thì nhiều chị em còn băn khoăn không biết bị nôn ói say xe có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi hay không. Cùng HoiBenh tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Bị nôn ói say xe có ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ và em bé hay không? Bị nôn ói say xe có ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ và em bé hay không?

Chăm sóc sức khỏe thai kỳ là một hành trình khá dài với nhiều vấn đề cần được chú ý. Bên cạnh những vấn đề chính như ăn gì, ngủ nghỉ ra sao, đi khám như thế nào thì nhiều chị em còn băn khoăn không biết bị nôn ói say xe có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi hay không. Cùng HoiBenh tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Ảnh hưởng của say xe, nôn ói đến sức khỏe thai kỳ

Theo các chuyên gia về thần kinh, say tàu xe có nguyên nhân chính từ cơ quan tiền đình nằm bên trong tai. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi đối tượng, nhất là sức khỏe thai kỳ của phụ nữ có thai. Chia sẻ về ảnh hưởng của say xe với bà bầu, TS.BS Lê Thị Thu Hà - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Từ Dũ cho biết say xe, nôn ói nhiều ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thai kỳ. Bởi nó có thể gây tình trạng mất nước, rối loạn điện giải và làm hạ đường huyết.

Đặc biệt, động tác nôn ói còn làm co thắt cơ thành bụng, cơ trơn đường ruột, gây tăng áp lực bên trong ổ bụng. Qua đó, dẫn đến tình trạng dọa sảy thai hoặc sẩy thai, nhất là đối với những trường hợp thai có bóc tách túi thai từ trước đó.

vicare.vn-bi-non-oi-say-xe-co-anh-huong-den-suc-khoe-thai-ky-va-em-be-hay-khong-body-1

2. Chăm sóc sức khỏe thai kỳ: Bà bầu có thể dùng thuốc, miếng dán để chống say tàu xe không?

Theo khuyến cáo của các bác sĩ thì bà bầu không nên dùng thuốc hoặc miếng dán để chống say tàu xe. Dù trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chống say tàu xe nhưng phần chống chỉ định của thuốc đều được ghi rất rõ là khi dùng không uống rượu bia và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên dùng.

Với thuốc chống say tàu xe:

ThS.BS. Ngô Thị Yên, Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ: Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng thuốc chống say tàu xe ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Tuy nhiên, để chăm sóc sức khỏe thai kỳ tốt thì mỗi viên thuốc đều cần được cân nhắc một cách cẩn thận.

Trường hợp đã lỡ uống thuốc chống say tàu xe thì thai phụ nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa Sản để được bác sĩ khám, xác định xác định tình trạng thai. Đồng thời, hướng dẫn cách sàng lọc trước khi sinh để đánh giá xem thai có phát triển bình thường hay không.

Với miếng dán chống say tàu xe:

Tương tự như thuốc, miếng dán chống say tàu xe cũng không hề an toàn với sức khỏe thai kỳ. Cụ thể, bác sĩ chuyên ngành phụ sản Từ Thị Thu Thủy, nguyên bác sĩ Bệnh viện 198 (Hà Nội) cho biết, miếng dán chống say tàu xe cũng là thuốc và không nên dùng cho mẹ bầu. Không chỉ có khả năng gây tác dụng phụ, miếng dán chống say còn có khả năng gây dị ứng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai phụ và thai nhi.

3. Mẹo giúp bà bầu bớt say tàu xe, chăm sóc sức khỏe thai kỳ trọn vẹn

Thuốc và miếng dán chống say tàu xe đều không tốt cho mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu đi xe bị say xe, nôn ói cũng rất nguy hiểm, nhất là trong những tháng đầu, khi thai chưa ổn định. Do đó, nếu buộc phải di chuyển bằng tàu xe, mẹ bầu nên áp dụng những mẹo giảm say tàu xe, chăm sóc thai kỳ hiệu quả sau:

Uống nước gừng, trà gừng, ngậm gừng tươi

Gừng là thảo dược có khả năng phòng chống say tàu xe hiệu quả. Để gừng phát huy công dụng thì mẹ bầu có thể uống nước gừng, trà gừng trước khi lên xe. Sau đó, rửa sạch củ gừng, thái lấy 1 lát gừng để ngậm trong quá trình di chuyển. Thậm chí, thái thêm 1 - 2 lát gừng nữa để dán lên rốn rồi lấy băng băng lại.

Cách phòng chống say tàu xe cho bà bầu này đang được nhiều bác sĩ (như bác sĩ chuyên ngành phụ sản Từ Thị Thu Thủy, nguyên bác sĩ Bệnh viện 198) khuyên dùng vì theo nghiên cứu gừng giúp làm êm dạ dày, giảm cảm giác buồn ngủ, khô miệng, táo bón hay bí tiểu cho mẹ bầu.

vicare.vn-bi-non-oi-say-xe-co-anh-huong-den-suc-khoe-thai-ky-va-em-be-hay-khong-body-2

Ngồi ghế đầu, điều chỉnh tư thế cho thật thoải mái

Không chỉ mẹ bầu mà tất cả những người hay say xe đều nên ngồi càng xa phần đuôi xe càng tốt. Vị trí lý tưởng nhất là những ghế ở đầu xe vì vừa bớt được mùi xăng dầu khó chịu vừa ít bị chi phối bởi những tình huống xóc nảy trên xe. Khi ngồi, bạn nên điều chỉnh tư thế cho thật thoải mái, có thể đem theo gối, đệm chuyên dùng trên xe như gối kê cổ, kê lưng, gác chân....

Ngoài ra, không nên quá tập trung suy nghĩ xem say xe ảnh hưởng đến thai nhi ra sao, tác động tiêu cực đến thai kỳ như thế nào vì sẽ chỉ làm bạn lo sợ, khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Một lưu ý khác là nếu trời không quá nóng thì bạn có thể mở cửa, tắt điều hòa để hít thở không khí tự nhiên. Nếu buộc phải bật điều hòa thì hãy chọn chế độ lấy gió ngoài.

Không ngủ quá ít, không ăn quá no

Đêm trước khi khởi hành bạn nên ngủ sớm, ngủ đủ giấc để tinh thần được thoải mái (ngủ đủ giấc cũng là một trong những cách chăm sóc sức khỏe thai kỳ hiệu quả). Hôm say trước khi khởi hành khoảng 2 tiếng nên ăn vừa đủ, không để bụng đói nhưng cũng không ăn quá no. Về thức ăn thì nên chọn những loại thức ăn dễ tiêu, ít dầu mỡ.

Hãy di chuyển nhẹ nhàng nếu có thể

Mẹ bầu nên hạn chế những chuyến đi có thời gian di chuyển trên 6 tiếng để tránh tình trạng tụ máu ở chân và vùng khung xương chậu. Nếu đi xe gia đình thì cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe thai kỳ là sắp xếp thời gian nghỉ giữa chuyến đi một cách hợp lý.

Trong thời gian xe dừng nghỉ, mẹ bầu nên xuống đi bộ nhẹ nhàng cho thoải mái. Trên xe mẹ bầu cũng nên lúc lắc cổ chân, cánh tay để giúp máu huyết lưu thông tốt. Nếu đi xe khách đường xa thì nhà xe thường sắp xếp khoảng 15 - 30 phút để nghỉ và thêm nguyên liệu, mẹ bầu có thể tận dụng khoảng thời gian này để vận động.

Giờ bạn đã biết bị nôn ói say xe có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi hay không chưa? Để chăm sóc sức khỏe thai kỳ một cách tốt nhất, mẹ bầu không nên tự ý uống thuốc, hạn chế dùng các sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng và hỏi bác sĩ ngay khi có vấn đề thắc mắc.

Xem thêm:

  • Tránh ăn uống 5 thứ sau nếu không muốn bị say xe
  • Phương pháp làm giảm nôn nghén khi mang thai tự nhiên hiệu quả