Bị nổi hột ngứa ở vùng kín cảnh báo chị em mắc bệnh gì?

Tình trạng nổi hột ngứa ở vùng kín là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh liên quan đến vùng kín nguy hiểm khác. Bài viết sau đây sẽ giúp các chị em trả lời thắc mắc “Bị nổi hột ngứa ở vùng kín cảnh báo chị em mắc bệnh gì?” đồng thời nêu ra một vài giải pháp để khắc phục tình trạng này.

Bị nổi hột ngứa ở vùng kín cảnh báo chị em mắc bệnh gì? Bị nổi hột ngứa ở vùng kín cảnh báo chị em mắc bệnh gì?

Hầu hết các chị em đều cảm thấy lo lắng và bất an khi vùng kín của mình nổi hột gây ra cảm giác ngứa rát rất khó chịu. Tình trạng nổi hột ngứa ở vùng kín xảy ra khá phổ biến, tuy nhiên nhiều chị em thường chủ quan mà không hề biết rằng đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh liên quan đến vùng kín nguy hiểm khác. Bài viết sau đây sẽ giúp các chị em trả lời thắc mắc “Bị nổi hột ngứa ở vùng kín cảnh báo chị em mắc bệnh gì?” đồng thời nêu ra một vài giải pháp để khắc phục tình trạng này.

1. Tại sao chị em bị nổi hột ngứa ở vùng kín?

1.1 Do chị em vệ sinh vùng kín thiếu khoa học

Vệ sinh vùng kín thiếu khoa học có thể coi là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa rát vùng kín ở các chị em phụ nữ. Bạn lười thay quần lót, lười thay băng vệ sinh khi có kinh nguyệt hay không vệ sinh vùng kín mỗi lần quan hệ đều có thể khiến cho vùng kín bị viêm. Mồ hôi kết hợp với nước tiểu và vi khuẩn gây hại khiến cho môi trường sinh lý âm đạo mất cân bằng và các chị em sẽ có cảm giác ngứa ngáy và mùi hôi khó chịu tại vùng kín. Những trường hợp nặng hơn có thể kể đến như bị nhiễm nấm âm đạo, vùng kín ngứa dữ dội và tiết ra dịch nhầy có màu vàng hoặc màu xanh.

Ngoài ra, nhiều chị em phụ nữ có thói quen cạo sạch lớp “rừng rậm” ở vùng kín mà không biết rằng thói quen này khiến cho bộ phận sinh dục rất dễ bị trầy xước, mất đi lớp bảo vệ tự nhiên làm chúng bị nổi hột ngứa. Vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia dành cho các chị em là chỉ nên cắt tỉa ngắn để gọn hơn, không nên sử dụng dao cạo hay các loại kem tẩy lông.

1.2 Dị ứng

Dị ứng là nguyên nhân thứ hai thường khiến cho phụ nữ bị nổi hột ngứa ở vùng kín. Thói quen sử dụng sữa tắm, xà bông để làm sạch vùng kín là một sai lầm rất tai hại. Bởi những sản phẩm này thường có độ pH mang tính kiềm rất cao, trong khi đó âm đạo phụ nữ có pH acid, thói quen này rất dễ làm âm đạo bị thay đổi độ pH sinh lý và ở trong tình trạng “khô hạn”.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bột giặt, nước giặt, nước xả vải. Chúng có khả năng loại bỏ chất bẩn bám trên quần áo nhưng cũng có thể lưu lại những hóa chất gây nguy hại cho sức khỏe của người sử dụng đặc biệt là ở những vùng nhạy cảm như vùng kín. Hương liệu hóa học, chất làm mềm vải, camphor, chloroform, benzyl acohol, benzyl acetate... đều là những chất nằm trong danh sách những thành phần được cảnh báo.

Cùng với đó, sử dụng các loại giấy lau có mùi thơm hay nước hoa khử mùi vùng kín đều có khả năng làm âm đạo chị em bị kích ứng dẫn đến mẩn ngứa và viêm nhiễm.

1.3 Do bệnh ngoài da

Một số căn bệnh ngoài da như hắc lào, eczema (chàm), vẩy nến hay rôm sảy đều có thể làm vùng kín bị nổi hột ngứa. Vùng kín đỏ ửng, ngứa rát gây rất nhiều khó chịu cho chị em và có thể làm chỉ em mất ngủ vì quá ngứa.

1.4 Bệnh đường tình dục

Bị nổi hột ngứa ở vùng kín cảnh báo chị em mắc bệnh gì?

Các bệnh lây qua đường tình dục ở nữ giới thường nguy hiểm hơn nhiều so với ở nam giới. Có thể kể đến các bệnh phổ biến như sùi mào gà, mụn rộp sinh học... chúng đều gây ngứa và nổi mụn trong khu vực âm đạo. Ngoài ra còn có các triệu chứng như dịch tiết có màu vàng và mùi tanh, kèm theo dấu hiệu chảy máu bất thường, đi tiểu đau rát hoặc đau vùng xương chậu.

1.5 Bị stress

Căng thẳng thần kinh ảnh hưởng từ các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể làm cho hormone nội tiết của phụ nữ bị rối loạn dẫn đến tình trạng mẩn ngứa âm đạo. Đặc biệt, nếu chị em đang trải qua giai đoạn tiền mãn kinh thì dễ có sự sụt giảm nội tiết làm niêm mạc âm đạo mỏng, dễ ngứa ngáy và khô rát hơn.

2. Bị nổi hột ngứa ở vùng kín có nguy hiểm không?

Trước tiên, bị nổi hột ngứa ở vùng kín ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống của chị em. Tình trạng ngứa ngáy dai dẳng khiến các chị em khó tập trung vào công việc, bứt rứt đến mất ăn mất ngủ, nhất là phong thái thiếu tự tin mỗi khi giao tiếp. Hơn nữa, bị nổi hột ngứa ở vùng kín có liên quan tới các bệnh viêm nhiễm nên cũng ảnh hưởng nhiều tới đời sống tình dục.

Ngoài ra, vùng kín bị nổi hột ngứa còn gây nên tổn thương tại chính vùng da đó do gãi nhiều, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây các bệnh phụ nữ nguy hiểm khác như viêm vùng chậu, viêm âm hộ, viêm phần phụ. Các bệnh ở đường sinh dục là nguyên nhân dẫn đến viêm tắc vòi trứng, buồng trứng và cản trở quá trình thụ thai.

Bị nổi hột ngứa ở vùng kín cảnh báo chị em mắc bệnh gì?
Bị nổi hột ngứa ở vùng kín ở ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của chị em

3. Chị em có thể nghĩ đến bệnh gì khi bị nổi hột ngứa ở vùng kín?

3.1 Mụn rộp sinh dục

Ở giai đoạn đầu của bệnh, những mụn nước nhỏ, giống như hạt tấm, hạt kê hoặc hạt đậu xanh sẽ xuất hiện ở vùng kín. Lâu dần các nốt mụn này lan dần ra ngoài vùng mông, hậu môn, tập trung thành từng cụm như chùm nho. Sau đó, các vết mụn này vỡ ra để lại các vết loét, gây ngứa rát vùng kín, đi tiểu khó khăn, âm đạo tiết nhiều dịch. Mụn rộp sinh dục gây ngứa rát và nổi hột ngứa ở vùng kín, khi có hiện tượng nổi mụn, ngứa rát thì chị em cần đi thăm khám sớm để điều trị kịp thời.

Những nguyên nhân gây mụn rộp sinh dục có thể kể đến như: quan hệ tình dục không an toàn, có sự tiếp xúc với virus HSV (virus herpes), dùng chung kim tiêm hoặc nhận truyền máu từ người bệnh. Ngoài ra bệnh còn có thể lây truyền từ mẹ sang con.

Bị nổi hột ngứa ở vùng kín cảnh báo chị em mắc bệnh gì?
Hình ảnh mụn rộp sinh dục

3.2 Bệnh sùi mào gà

Triệu chứng điển hình của bệnh sùi mào gà là các nốt sùi nhỏ, mềm, nhô cao ở bộ phận sinh dục nữ giới. Các nốt sùi này nếu không được chữa trị kịp thời và chăm sóc cẩn thận sẽ rất dễ bị viêm nhiễm. Ngoài dấu hiệu xuất hiện nốt sùi thì bệnh còn có các triệu chứng không điển hình như ngứa rát, khó chịu.

Bệnh sùi mào gà có thể lây nhiễm qua đường tình dục và nguy hiểm hơn so với mụn rộp sinh dục. Bệnh cũng lây truyền từ mẹ sang con. Ngoài ra chị em có thể mắc sùi mào gà nếu tiếp xúc gián tiếp với người nhiễm virus HPV.

3.3 Do bị viêm âm đạo

Khi bị viêm âm đạo, chị em sẽ thấy dịch âm đạo tiết ra rất nhiều, ngứa rát và có thể kèm theo bị nổi hột ngứa ở xung quanh vùng kín khiến đi tiểu rát buốt. Tuy viêm âm đạo không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ lây nhiễm sang buồng trứng, vòi trứng...

Nguyên nhân gây viêm âm đạo có thể do chị em vệ sinh không sạch sẽ hay quan hệ tình dục không an toàn khiến cho vi khuẩn, virus xâm nhập.

3.4 Viêm nang lông

Viêm nang lông cũng là một trong những bệnh khiến ngứa âm đạo và nổi mụn. Ở chân các nang lông vùng kín, các nốt mụn thường nổi lên kèm các hiện tượng sưng tấy, ngứa và đau rát.

Rối loạn tuyến dầu hoặc nội tiết, suy giảm miễn dịch là những nguyên nhân hàng đầu gây viêm nang lông ở các chị em phụ nữ.

3.5 Viêm da tiếp xúc

Là tình trạng vùng kín bị nổi hột ngứa, sưng đỏ, gây cảm giác bứt rứt, khó chịu. Viêm da tiếp xúc thường do chị em bị dị ứng với một số chất có trong sữa tắm, dung dịch vệ sinh, nước hoa, giấy vệ sinh...

3.6 Ngứa vùng kín do rận lông mu

Rận mu là những ký sinh trùng. Chúng ký sinh trên cơ thể người, bám chặt vào chân lông, đặc biệt là lông ở vùng kín gây nên cảm giác ngứa ngáy khó chịu và có thể bị nổi hột ngứa.

Nguyên nhân chị em mắc bệnh này chủ yếu là do ngủ chung với người bệnh, dùng cung đồ các nhân hay quan hệ tình dục với người đã mắc bệnh.

4. Khắc phục tình trạng bị nổi hột ngứa ở vùng kín như thế nào?

4.1 Hạn chế tẩy lông vùng kín

Việc tẩy lông, nếu làm không đúng cách sẽ khiến vùng da nhạy cảm này bị tổn thương và dẫn tới tình trạng lông mọc ngược.

Lông mọc ngược có thể gây viêm nang lông, một tình trạng nhiễm trùng thường xảy ra sau khi cạo hoặc tẩy lông và từ viêm nang lông có thể gây nổi mụn ngứa ở vùng kín. Nếu gặp tình trạng này, bạn tuyệt đối không nên nặn mụn để tránh nhiễm trùng và những vấn đề nghiêm trọng khác có thể xảy ra.

Bị nổi hột ngứa ở vùng kín cảnh báo chị em mắc bệnh gì?

Bạn nên dừng ngay việc cạo lông vùng kín hoặc ít nhất là hạn chế tối đa việc này. Nếu cần tẩy lông, bạn hãy chọn một spa uy tín để được tẩy lông và chăm sóc da ở vùng nhạy cảm này một cách an toàn hơn.

4.2 Tránh mặc quần lót quá chật

Việc mặc quần lót rộng rãi hoặc không mặc quần lót vào ban đêm sẽ giúp làn da vùng kín thông thoáng và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Vi khuẩn gây nổi hột ngứa ở vùng kín thường thích môi trường ẩm ướt và tối tăm nên việc giữ vùng da này khô thoáng có thể giúp hạn chế mụn.

4.3 Vệ sinh vùng kín đúng cách

Tắm rửa là một thói quen tưởng như hết sức bình thường nhưng sẽ có nhiều vấn đề cần quan tâm khi bạn vệ sinh vùng kín. Từ việc chọn xà phòng ra sao tới việc điều chỉnh lực chà như thế nào đều rất quan trọng nếu bạn bị nổi hột ngứa vùng kín.

Các sản phẩm vệ sinh cho cơ thể như sữa tắm thường có độ pH là 8 (nằm trong vùng pH kiềm) nên có thể phá vỡ sự cân bằng ở khu vực âm đạo. Việc dùng sữa tắm thường để vệ sinh vùng kín rất dễ gây ngứa ngáy, dị ứng và mùi khó chịu.

Độ pH âm đạo bình thường sẽ ở mức 3,5 – 4,5 (đây là vùng pH acid) nên bạn hãy tìm sản phẩm vệ sinh có độ pH trong ngưỡng này. Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn các sản phẩm có chất kháng khuẩn tự nhiên như kinh giới hay tràm trà để vệ sinh sạch sẽ hơn.

4.4 Dùng thuốc uống không kê đơn

Khi tình trạng bị nổi hột ngứa ở vùng kín vượt quá ngưỡng kiểm soát, bạn nên ngừng những liệu pháp điều trị tại nhà và dùng thuốc. Hiện nay có một số loại thuốc bôi dành riêng cho việc trị mụn ngứa vùng kín. Trong khi dùng thuốc, bạn không nên bôi ở những vùng không có mụn để tránh làm kích ứng da vùng này.

4.5 Cân bằng hormone trong cơ thể

Nguyên nhân gây nổi hột ngứa ở vùng kín có thể cũng xuất phát từ những nguyên nhân gây mụn trên da mặt: sự mất cân bằng hoóc môn đi kèm với sự gia tăng vi khuẩn. Chính vì vậy, một trong những phương pháp kiểm soát mụn ngứa vùng kín là cân bằng lại lượng hoóc môn trong cơ thể. Lượng testosterone hoặc estrogen dư thừa có thể khiến tình trạng nổi hột ngứa ở vùng kín thêm trầm trọng.

Để tự cân bằng hoóc môn tại nhà, bạn có thể ăn các loại thực phẩm như hạt lanh, rau họ cải, các chất béo có lợi và đậu nành hữu cơ không biến đổi gen. Nếu sự mất cân bằng hoóc môn vẫn không cải thiện thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách điều trị phù hợp.

Như vậy, qua bài viết trên hẳn các chị em đã có được giải đáp cho câu hỏi “bị nổi hột ngứa ở vùng kín cảnh báo chị em mắc bệnh gì?”. Hy vọng các chị em phụ nữ đã có thêm được những thông tin hữu ích để bảo vệ vùng da nhạy cảm của mình luôn sạch sẽ và khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Hiện tượng ngứa 2 bên mép vùng kín và những thông tin bạn cần biết
  • Cha mẹ cần làm gì khi bé trai bị ngứa vùng kín?
  • Bị ngứa vùng kín bôi thuốc gì để nhanh khỏi nhất?