Bị nhiễm rubella trước khi mang thai phải làm sao?

Nhiễm rubella khi mang thai là nỗi lo lắng của nhiều chị em. Tuy nhiên, ít người biết rằng việc nhiễm rubella ngay cả ở thời điểm trước khi mang thai cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thai nhi. Phải làm sao nếu bạn bị nhiễm rubella trước khi mang thai? Cần làm gì trước khi mang thai, để có một quá trình thai kỳ an toàn, mạnh khỏe?

Bị nhiễm rubella trước khi mang thai phải làm sao? Bị nhiễm rubella trước khi mang thai phải làm sao?

Nhiễm rubella khi mang thai là nỗi lo lắng của nhiều chị em. Tuy nhiên, ít người biết rằng việc nhiễm rubella ngay cả ở thời điểm trước khi mang thai cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thai nhi. Phải làm sao nếu bạn bị nhiễm rubella trước khi mang thai? Cần làm gì trước khi mang thai, để có một quá trình thai kỳ an toàn, mạnh khỏe?

1. Sự nguy hiểm của việc bị nhiễm rubella khi mang thai

Theo các thống kê y tế, nhiễm siêu vi trong thai kỳ là một những nguyên nhân chính ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi:

  • Nhiễm siêu vi trong lúc mang thai có thể gây hại tới bào thai hoặc thai nhi, bao gồm các virus như: rubella virus, cytomegalovirus và herpes simplex virus.
  • Các virus khác có thể gây nhiễm trùng bẩm sinh cho thai nhi gồm parvovirus B19, varicella-zoster virus, coxsackievirus, virus sởi, adenovirus, enterovirus và HIV.
  • Trong đó, rubella là bệnh có tiềm năng gây dị dạng bẩm sinh cao nhất. Nếu bị nhiễm virus này trong vòng 12 tuần đầu thai kỳ thì 80 % trẻ sơ sinh sẽ bị nhiễm trùng bẩm sinh. Nếu bị nhiễm trong khoảng tuần thứ 13-14, tỉ lệ này là 54%. Còn nếu nhiễm trễ hơn (sau 20 tuần) thì tỉ lệ còn 25 %.
  • Nhiễm Rubella bẩm sinh có thể khiến thai nhi đối diện với các bất thường như:
    Dị dạng tim, mắt, não
    Điếc
    Bất thường hệ thần kinh trung ương như tật não nhỏ, chậm phát triển tâm thần, viêm não - màng não...
    Gan to - vàng da
    Bệnh lý võng mạc sắc tố...
  • Những ai đã từng nhiễm virus rubella sẽ có kháng thể bảo vệ suốt đời. Với những người chưa bị nhiễm, nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản được khuyến cáo chích ngừa 1 tháng trước khi mang thai. Và nếu lỡ chích ngừa trong khi có thai thì vẫn không có bằng chứng cho thấy thuốc chủng ngừa có thể gây dị dạng thai (theo Tổ chức CDC - dữ liệu năm 1998,2002).
vicare.vn-bi-nhiem-rubella-truoc-khi-mang-thai-phai-lam-sao-body-1
Virus Rubella

2. Phát hiện bị nhiễm rubella trước khi mang thai phải làm sao

Rubella là bệnh rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai, nhất là ở thai 3 tháng đầu, trẻ khi sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, việc nhiễm rubella trước khi mang thai cũng được xem là không an toàn cho em bé.

Bạn cần căn cứ thêm vào các thông tin dưới đây trước khi quyết định phương án xử lý nếu phát hiện bị nhiễm rubella trước khi mang thai:

  • Nếu trước đây bạn đã tiêm phòng vắc xin sởi - quai bi ̣- rubella, hoặc chắc chắn đã từng bị Rubella trước khi có em bé một thời gian dài, thì bạn có phát hiện mình bi nhiễm rubella vẫn có thể yên tâm giữ bé. Vì khả năng bé nhiễm Rubella là rất thấp, gần như không có.
  • Nếu không chắc chắn mình đã từng bị nhiễm Rubella trước đây hay chưa, lại không được tiêm phòng Rubella trước khi mang thai thì các mẹ nên làm xét nghiệm nhiều lần để có kết quả chính xác. Tốt nhất là xét nghiệm 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 2 tuần.
  • Chỉ số IgM thường sẽ dương tính sau 4-10 ngày sau khi phát ban và sẽ dương tính tiếp theo 6-12 tuần, sau đó sẽ chuyển sang âm tính. IgG thường sẽ dương tính sau IgM khoảng 1 tuần và tăng mạnh các tuần tiếp theo, sau đó sẽ giảm dần và dương tính đến hết đời.
  • Nếu xét nghiệm lần 2 lần 3 chỉ số IgG tăng mạnh (gấp 2-4 lần) sau mỗi lần xét nghiệm, tức là bạn mới bị nhiễm Rubella trong khoảng thời gian gần đây. Nếu xét nghiệm lần 2 lần 3 chỉ số IgG không thay đổi nhiều tức là bạn đã mắc Rubella từ rất lâu trước đó.

Sau khi có được kết quả xét nghiệm của 3 lần, hãy xin ý kiến bác sĩ thăm khám để biết được hướng xử lý nếu phát hiện nhiễm rubella trước khi mang thai

3. Biện pháp phòng ngừa bệnh rubella cho người chuẩn bị mang thai

  • Có 2 biện pháp chính để phòng bệnh rubella hiệu quả là cách ly và tiêm phòng vắc xin. Tiêm phòng vắc xin rubella giảm độc lực có thể tạo cho bạn miễn dịch ít nhất là 16 năm, thậm chí có thể cả đời.
  • Với chị em phụ nữ đang có ý định chuẩn bị mang thai phải tiêm phòng trước khi đậu thai ít nhất 3 tháng. Nhất thiết phải sử dụng các biện pháp tránh thai hữu hiệu trong 3 tháng liên tục từ sau khi tiêm. MMR - vắc xin ngừa rubella, về lý thuyết có thể khiến mẹ bầu nhiễm rubella, mặc dù nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc tiêm rubella trong giai đoạn mang bầu ít có ảnh hưởng đến thai nhi, tuy nhiên việc tránh để có thai trong 3 tháng sau tiêm là cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho bé.
vicare.vn-bi-nhiem-rubella-truoc-khi-mang-thai-phai-lam-sao-body-2
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản được khuyến cáo chích ngừa 1 tháng trước khi mang thai

4. Trước khi tiêm phòng rubella để chuẩn bị có thai chị em cần lưu ý gì?

Phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ có thai mà bị dị ứng với thuốc Neomycin, dị ứng với trứng hay bị suy giảm miễn dịch thì không nên tiêm phòng rubella. Ít nhất là 3 tháng sau khi tiêm ngừa vắc xin rubella bạn mới được phép mang thai. Các bạn có thể làm xét nghiệm huyết thanh, nếu đã có miễn dịch thì không cần tiêm chủng. Phụ nữ đang mang thai mà bị nhiễm virus rubella hoặc sống trong vùng có dịch rubella thì nên đi xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu của virus để có chẩn đoán xác định bệnh. Sau đó đến khám tại các bệnh viện sản khoa để được tư vấn hướng xử lý thích hợp.

Ngoài tiêm phòng rubella, trước khi mang thai chị em cũng cần chú ý tiêm phòng thêm một số loại vắc xin khác như:

  • Vắc xin thủy đậu: Để phòng bệnh thủy đậu hiệu quả nhất, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong suốt thời kỳ mang thai cần tiêm vắc xin thủy đậu trước khi mang thai ít nhất 1 tháng để đảm bảo tạo được miễn dịch cần thiết khi phải đối mặt với bệnh.
  • Vắc xin viêm gan B: Virus viêm gan B dễ dàng lây sang thai nhi hoặc lây cho trẻ sơ sinh trong quá trình sinh nở. Vắc xin viêm gan B (gồm 3 mũi) có hiệu quả bảo vệ tối đa là 3 tháng sau mũi tiêm cuối cùng.
  • Vắc xin phòng cúm: Khi mang thai sức đề kháng của bạn sẽ giảm xuống nên nguy cơ bị nhiễm khuẩn, mắc các bệnh cảm cúm rất cao. Cảm cúm thông thường sẽ không gây ra biến chứng gì đặc biệt cho thai nhi nhưng những cơn cảm cúm kéo dài khi mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Qua những thông tin trên đây, hy vọng các bạn đã biết bị nhiễm rubella trước khi mang thai thì phải làm sao để đảm bảo sự an toàn cho mẹ và thai nhi sau đó.

Xem thêm:

  • Những lưu ý dành cho các bà mẹ khi tiêm vắc xin Sởi - Rubella
  • Rubella có lây qua sữa mẹ không?
  • Tại sao nên xét nghiệm rubella trước khi mang thai?