Bị ngứa hậu môn bôi thuốc gì?

Ngứa hậu môn tuy không phải là một căn bệnh cụ thể nhưng lại gây cho người bệnh khó chịu, mất tự tin và không thoải mái trong sinh hoạt hằng ngày. Thậm chí triệu chứng này còn trở thành nỗi khổ thầm kín của nhiều người chẳng dám chia sẻ cho ai. Để tìm hiểu về nguyên nhân của triệu chứng ngứa hậu môn và cách chữa trị khi bị ngứa hậu môn nên bôi thuốc gì?

Bị ngứa hậu môn bôi thuốc gì? Bị ngứa hậu môn bôi thuốc gì?

Ngứa hậu môn tuy không phải là một căn bệnh cụ thể nhưng lại gây cho người bệnh khó chịu, mất tự tin và không thoải mái trong sinh hoạt hằng ngày. Thậm chí triệu chứng này còn trở thành nỗi khổ thầm kín của nhiều người chẳng dám chia sẻ cho ai. Để tìm hiểu về nguyên nhân của triệu chứng ngứa hậu môn và cách chữa trị khi bị ngứa hậu môn nên bôi thuốc gì? Bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau.

Nguyên nhân gây ngứa hậu môn

Ngứa rát hậu môn là tình trạng vùng da xung quanh hậu môn có biểu hiện ngứa rát cục bộ, nguyên nhân đến từ các rối loạn chức năng thần kinh. Triệu chứng thường giới hạn ở khu vực hậu môn, nhưng có thể lây lan sang các vùng lân cận như cơ quan sinh dục, âm hộ, da bìu...

Ngứa hậu môn được chia thành 2 loại nguyên phát và thứ phát.

Loại nguyên phát

Có thể do mắc bệnh da khô; da vùng gần hậu môn, tầng sinh môn luôn luôn bị ẩm ướt, luôn bị dính phân, nước tiểu (nữ giới) sau mỗi lần đi vệ sinh. Hoặc do dị ứng ở vùng da quanh hậu môn, nhạy cảm với hóa chất như xà phòng giặt quần lót, hóa chất có mùi thơm trong giấy vệ sinh, hóa chất dung dịch rửa hậu môn. Với người cao tuổi nguyên nhân ngứa hậu môn có thể do vùng da ở bên trong và ngoài hậu môn bị khô do sự lão hóa tế bào da.

Ngứa hậu môn thứ phát

  • Xảy ra với đối tượng đã hoặc đang mắc bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn.
  • Trẻ em ngứa hậu môn về chiều tối do giun kim đẻ trứng ở rìa hậu môn.
  • Vệ sinh hậu môn hàng ngày không đúng phương pháp, nhất là sau khi đi đại tiện và tiểu tiện (nữ giới). Tiêu chảy kéo dài, phân dính vào da hậu môn, xung quanh hậu môn cũng gây kích ứng da, dẫn đến ngứa, thậm chí gây nhiễm trùng mưng mủ, áp-xe.
  • Người cao tuổi bị táo bón phải sử dụng thuốc nhuận tràng quá nhiều hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng không đúng cách có thể gây ra các bệnh về đường ruột như tiêu chảy, từ đó gây ra các kích ứng da và làm cho vùng da hậu môn bị ngứa.
  • Trường hợp bị bệnh vảy nến, tăng tiết bã nhờn và eczema cũng là yếu tố gây kích ứng lên da bên trong và ngoài hậu môn gây ngứa. Ngứa hậu môn do dùng thuốc thoa lên vùng da hậu môn bị ngứa hoặc chị em phụ nữ dùng thuốc tránh thai có thể gây ngứa da (bao hàm cả ngứa hậu môn).
  • Mắc các bệnh lây qua đường tình dục, nhiễm nấm Candida vùng hậu môn cũng là một trong những nguyên nhân gây ngứa hậu môn. Dị ứng thực phẩm (gia vị, rượu, cà phê, sữa...) ở một số người có cơ địa nhạy cảm.
  • Ngứa hậu môn còn có thể do khối u (u lành hay u ác tính) quanh hậu môn.
HoiBenh.vn-bi-ngua-hau-mon-boi-thuoc-gi-body-2
Nguyên nhân gây ngứa hậu môn

Ngứa rát hậu môn bôi thuốc gì?

Tùy vào mức độ bệnh và nguyên nhân gây bệnh mà có thể chọn một loại thuốc chữa trị riêng như:

  • Thuốc mỡ chứa hydrocostisol: Ngứa hậu môn có thể bôi thuốc mỡ có chứa hydrocostisol. Thuốc bôi này có tác dụng giảm ngứa hậu môn nhanh nhất, phòng chống hiện tượng sưng viêm ở hậu môn, rất phù hợp với nhiều bệnh lý gây ngứa hậu môn
  • Thuốc mỡ chứa oxide kẽm: Hoạt chất oxide kẽm có tác dụng kháng khuẩn mạnh, tạo ra lớp màng bảo vệ chống vi khuẩn xâm nhập, giảm ngứa nhanh,
  • Thuốc tẩy giun: Ngứa hậu môn cũng có thể bôi thuốc tẩy giun. Đối với trường hợp bị nhiễm giun kim thuốc tẩy giun thì đây là biện pháp tốt nhất để chấm dứt chứng ngứa hậu môn ban đêm.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc bôi nguồn gốc thảo dược thiên nhiên như:

  • Tỏi tươi: Tỏi chứa nhiều allician – một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng mạnh hơn cả penicillin, được sử dụng như thuốc chữa bệnh ngứa hậu môn. Một trong những phương pháp đơn giản tại nhà là ăn tỏi tươi, ngoài ra còn sử dụng nước ép tỏi thoa trực tiếp bên ngoài hậu môn, dùng tỏi tươi giã nát thêm 3 thìa nước lọc khuấy đều hỗn hợp và dùng gòn thấm nước cốt tỏi thoa liên tục hậu môn 2,3 lần.
  • Lá ngũ sắc: Rửa sạch rồi giã nát 7-9 ngọn lá ngũ sắc. Cho một thìa nước lọc vào trộn đều và bôi lên vùng ngứa rát hậu môn, chờ khoảng 20-30 phút rồi vệ sinh lại bằng nước sạch. Thực hiện ngày 2-3 lần và duy trì khoảng 3-4 ngày để đạt được hiệu quả chữa trị cao nhất.
  • Lá sống đời: Giã nát lá sống đời và cho một ít nước vào trộn đều, rửa sạch hậu môn và thoa hỗn hợp lên trong khoảng 30 phút rồi vệ sinh lại bằng nước sạch.
  • Rau diếp cá: Rau có tính sát trùng nên có tác dụng trong giảm bớt tình trạng viêm nhiễm tại hậu môn do các búi trĩ tiết dịch. Phương pháp đơn giản nhất tại nhà là sử dụng nước ép rau diếp cá hàng ngày hoặc xay mịn, giã nhỏ rồi trực tiếp đắp rau lên các búi trĩ, trước khi đắp cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn, giữ nguyên khoảng 30 phút đến 1 tiếng rồi rửa sạch.

Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc bôi chữa trị ngứa hậu môn chỉ mang tính chất tạm thời chứ không thể chữa trị dứt điểm được tình trạng bệnh. Do đó, người bệnh cần được thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa, thực hiện các xét nghiệm kiểm tra để biết rõ được tình trạng bệnh, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và tư vấn cách chữa trị dứt điểm.

HoiBenh.vn-bi-ngua-hau-mon-boi-thuoc-gi-body-3
Người bệnh nên tới thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa

Cách phòng bệnh ngứa hậu môn

Ngoài việc tìm hiểu ngứa hậu môn bôi thuốc gì, bạn cũng cần tìm hiểu cách để hạn chế hiện tượng này. Ngứa hậu môn thường khu trú ở xung quanh hậu môn tuy nhiên có thể lan sang bộ phận sinh dục, đặc biệt là rất ngứa ở trước và sau bộ phận sinh dục. Có thể ngứa lan sang phía sau bìu (nam giới) hay âm hộ và môi bé, môi lớn, âm đạo ở nữ giới. Ở nữ giới, do khoảng cách giữa hậu môn, âm đạo và niệu đạo rất ngắn nên biến chứng gây viêm ở hậu môn rất dễ lan sang bộ phận sinh dục và hệ thống tiết niệu. Tình trạng ngứa hậu môn lâu dần sẽ gây nứt các nếp nhăn, dẫn đến suy giảm thần kinh, ăn mất ngon, gây rối loạn giấc ngủ gây mệt mỏi, chán ăn, buồn phiền và sút cân. Vì vậy bảo vệ sức khỏe tốt nhất vẫn là phòng bệnh hơn chữa bệnh.

  • Giữ vệ sinh vùng hậu môn, tầng sinh môn đúng cách: Khi đi đại tiện, tiểu tiện xong, không lau vùng kín quá nhiều, không dùng giấy vệ sinh rắn vì sẽ làm tổn thương da, nhất là da vùng hậu môn rất mỏng, nhạy cảm. Dùng nước ấm vệ sinh hậu môn hàng ngày, không nên dùng giấy vệ sinh có chất thơm hoặc không dùng xà phòng để lau rửa, nên dùng khăn ướt hoặc nước vòi ấm rửa hậu môn chỉ bằng. Không nên gãi khi bị ngứa vì càng gãi càng làm da tổn thương và nhiễm trùng
  • Nên dùng đồ lót chất liệu nhẹ nhàng, thấm hút mồ hôi, thoáng mát để giữ vùng kín không ẩm thấp, không nên dùng loại có chất liệu ni lông.
  • Nên ăn những đồ ăn thanh đạm, nhiều rau xanh và chất xơ, hạn chế đồ ăn chứa nhiều kích tố, mùi tạp. Các chất kích tố, đồ ăn cay nóng cũng là nguyên nhân dẫn tới ngứa hậu môn.

Xem thêm:

  • Những điều cần biết về bệnh trĩ
  • Bệnh trĩ nên ăn và không nên ăn gì
  • Trĩ có phải là một phần tự nhiên của cơ thể con người?