Bị ngộ độc thuốc hạ sốt Paracetamol nguy hiểm thế nào?
Paracetamol là một loại thuốc giảm đau – hạ sốt khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Thế nhưng, nếu như bạn quá lạm dụng thuốc, Paracetamol cũng sẽ gây ngộ độc nghiêm trọng. Vậy việc ngộ độc thuốc hạ sốt Paracetamol nguy hiểm thế nào? Mời bạn đọc cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây.
Bị ngộ độc thuốc hạ sốt Paracetamol nguy hiểm thế nào?
Paracetamol là một loại thuốc giảm đau – hạ sốt khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Thế nhưng, nếu như bạn quá lạm dụng thuốc, Paracetamol cũng sẽ gây ngộ độc nghiêm trọng. Vậy việc ngộ độc thuốc hạ sốt Paracetamol nguy hiểm thế nào? Mời bạn đọc cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây.
1. Thuốc Paracetamol là gì?
Paracetamol được biết đến là một loại thuốc giảm đau không kê đơn được phổ biến rất rộng rãi trong nhiều gia đình hiện nay. Thuốc Paracetamol được áp dụng nhiều trong việc điều trị các tình trạng đau nhẹ và vừa như đau đầu, đau mỏi các cơ, viêm xương khớp, đau răng, đau lưng, cảm lạnh thông thường, sốt...
Cơ chế hoạt động của thuốc Paracetamol
Đến nay, cơ chế hoạt động của Paracetamol vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên, các bác sỹ nhận thấy thuốc này được hấp thụ rất nhanh từ ruột non. Khoảng 20% liều thuốc đưa vào cơ thể sẽ đi vào quá trình trao đổi chất trong thành ruột (quá trình sunfat hóa) và có hơn 90% những thành phần chuyển hóa thành liên hợp sunfat – glucuronide không hoạt động, được bài tiết ra ngoài qua đường nước tiểu.
2. Bị ngộ độc thuốc hạ sốt Paracetamol nguy hiểm thế nào?
Ngộ độc thuốc Paracetamol còn có cách gọi khác là ngộ độc acetaminophen, xảy ra khi sử dụng thuốc quá liều lượng cho phép. Hầu hết mọi người đều sẽ có những biểu hiện ngộ độc ban đầu là hiện tượng chán ăn, đau dạ dày, buồn nôn và nôn, đổ mồ hôi, nước tiểu sẫm vàng...
Theo các bác sỹ cho biết, paracetamol khi quá liều có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng cho gan, làm tăng nguy cơ bị viêm gan, xơ gan.. Một số biến chứng khác cũng có thể kèm theo như suy thận, viêm tụy, hạ thấp đường trong máu và ngộ độc acid lactic... Ở trẻ nhỏ, những ảnh hưởng này sẽ có mức độ nguy hiểm hơn rất nhiều, thậm chí dẫn đến suy đa tạng.
Nếu như tình trạng ngộ độc này được phát hiện và xử trí kịp thời, người bệnh sẽ dần khôi phục hoàn toàn trong một vài tuần. Thế nhưng, nếu như bỏ qua, bạn có nguy cơ tử vong do ngộ độc Paracetamol.
Các trường hợp gần đây ghi nhận ngộ độc thuốc hạ sốt Paracetamol
Trên thực tế, đã không có ít trường hợp bị ngộ độc loại thuốc hạ sốt này do sử dụng quá liều.
Gần đây, vào ngày 14/8/2019, tại khoa Cấp cứu của trung tâm Sản nhi đã tiếp nhận một bệnh nhi 27 tháng tuổi (hiện trú ở trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) với các dấu hiệu ngộ độc Paracetamol lâm sàng, nguyên nhân là do sử dụng thuốc quá liều.
Theo thông tin từ người nhà, bé sốt cao đã 4 ngày theo từng cơn, thường ho khò khè. Vì vậy, gia đình đã cho bé uống Paracetamol loại 500mg hàng ngày, mỗi ngày uống 4 viên.
Khi nhập viện, bé đang trong tình trạng mệt lả và mê sảng, sốt cao đến 38 độ C, khó thở, nhịp tim rối loạn, khí phổi kém lưu thông và gan to dưới bờ sườn. Các bác sỹ tại đây chẩn đoán bé bị suy hô hấp toan chuyển hóa mức độ nặng.
Sau khi được cấp cứu ban đầu, bé được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực – Chống độc và được đặt ống nội khí quản, máy thở, đồng thời rửa dạ dày và bù kiềm cho bé. Khoảng 2 giờ sau đó, bé hôn mê sâu, phản xạ ánh sáng rất kém và huyết áp hạ thấp, nhịp tim đập nhanh, men gan tăng cao và rối loạn đông máu nặng nề.
Theo đánh giá của các bác sỹ, đây là một tình trạng ngộ độc Paracetamol khá nặng, có tiên lượng tử vng nếu không thực hiện ghép gan.
Thạc sỹ - Bác sỹ Phan Hồng Sáng, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc cũng cho biết thêm: cách đây 1 năm, khoa cũng đã tiếp nhận một ca bệnh nhi 3 tuổi đã tử vong do ngộ độc Paracetamol. Điều này cho thấy hậu quả nghiêm trọng của việc lạm dụng thuốc quá mức.
Bên cạnh Paracetamol và thuốc hạ sốt tương tự, các loại thuốc phổ biến khác như thuốc trị tiêu chảy, thuốc nhỏ mũi, thuốc chống dị ứng, thuốc an thần, thuốc hạ huyết áp... cũng có khả năng gây ra tình trạng ngộ độc nghiêm trọng như trên nếu không sử dụng đúng cách.
3. Cần sử dụng thuốc Paracetamol như thế nào?
Hiểu được việc bị ngộ độc thuốc hạ sốt Paracetamol nguy hiểm thế nào, bạn cần phải ý thức và cẩn thận hơn trong việc sử dụng thuốc.
Trước khi sử dụng thuốc, cần chú ý những gì?
Bạn cần phải chắc chắn không thuộc những nhóm đối tượng sau:
- Bị dị ứng với paracetamol hay acetaminophen.
- Có tiền sử nghiện rượu.
- Có các bệnh lý về gan.
Ngoài ra, paracetamol chưa được xác định có gây hại cho thai nhi hay trẻ sơ sinh hay không. Vì vậy, bạn cũng cần phải trình bày rõ tình trạng của mình (đang mang thai, đang cho con bú)... với bác sỹ để chắc chắn việc có được sử dụng thuốc không.
Liều lượng Paracetamol phù hợp
Như đã nói ở trên, việc dùng Paracetamol quá liều lượng cho phép sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc từ nhẹ đến nặng tùy theo hàm lượng thuốc. Vì thế, việc tuân thủ theo liều lượng quy định là cần thiết.
- Đối với người trưởng thành: liều tối đa được dùng là 1 gram cho mỗi liều và 4 gram mỗi ngày. Trong trường hợp uống nhiều hơn 3 loại thức uống có cồn mỗi ngày, bạn không được dùng nhiều hơn 2 gram/ngày vì lúc này gan của bạn đã suy yếu.
- Đối với trẻ em: trẻ em khỏe mạnh chỉ được uống từ 10 – 15mg Paracetamol/kg thể trọng/liều và tuyệt đối không được uống hơn 60mg/kg thể trọng/ngày.
Những thông tin quan trọng khác về thuốc
Khi uống thuốc và gặp những biểu hiện sau, bạn phải ngừng ngay, đồng thời liên hệ với bác sỹ để có giải pháp khác:
- Không hạ sốt sau 3 ngày sử dụng.
- Các cơn đau vẫn hành hạ bạn trong 5 – 7 này sử dụng.
- Trên da có nổi các mẩn đỏ, sưng tấy, đầu đau thường xuyên.
- Các triệu chứng khác...
Đối với bệnh nhân bị tiểu đường, việc xét nghiệm nồng độ glucose cũng sẽ thay đổi do sử dụng paracetamol. Vì vậy, nếu có thực hiện xét nghiệm này, bạn hãy nói trước với bác sỹ.
Bài viết trên đã giúp bạn rõ hơn ngộ độc thuốc hạ sốt Paracetamol nguy hiểm thế nào cũng như cụ thể hóa việc sử dụng Paracetamol đúng liều, khoa học. Bạn cần phải rút kinh nghiệm từ những trường hợp thương tâm trên và cẩn thận hơn trong việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Xem thêm:
- Thuốc Dimitalgin là thuốc gì? Có tác dụng như thế nào?
- Bạn biết gì về dị ứng Paracetamol?
- Tìm hiểu về thuốc hạ sốt Doliprane dạng gói