Bị nấm da đầu nên làm gì?

Nấm da đầu là căn bệnh da liễu phổ biến ở nam và nữ thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Bệnh thường xuất hiện ở vùng da đầu gây ngứa ngáy khó chịu và ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của người bệnh. Nhiều người thường đặt ra câu hỏi Bị nấm da đầu nên làm gì để chữa khỏi và điều trị dứt điểm chúng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin về bệnh này.

Bị nấm da đầu nên làm gì? Bị nấm da đầu nên làm gì?

Nguyên nhân bị nấm da đầu

Do lây nhiễm nấm từ người bệnh khác: Con đường lây nhiễm này xảy ra khi bạn tiếp xúc với người bị nấm hoặc những vật dụng cá nhân của người bệnh như mũ, nón, lược chải đầu.

Do vệ sinh không sạch sẽ: Vùng da đầu là nơi thuận lợi để các loại nấm phát sinh và gây bệnh. Mồ hôi cùng các lớp tế bào chết trên da sẽ tích tụ lại nếu không được gội đầu sạch sẽ và đúng cách thì nguy cơ bị nấm da đầu là rất cao.

Do thói quen hằng ngày của người bệnh: Nhiều người thường gội đầu vào ban đêm và để đầu tóc ẩm ướt để đi ngủ. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Nếu phải gội đầu vào ban đêm, cần lưu ý sấy tóc thật khô rồi đi ngủ.

Nguồn nước sử dụng không đảm bảo vệ sinh trong sinh hoạt hằng ngày cũng là một nguyên nhân mắc bệnh nấm da đầu.

Các vật nuôi trong nhà như chó mèo cũng là nguyên nhân lây truyền vi nấm thông qua những hoạt động tiếp xúc với chúng.

Triệu chứng khi bị mắc nấm da đầu

  • Trên đầu có nhiều gàu, gây ngứa, nổi mụn, rụng tóc và rụng thành từng đám.
  • Chân tóc trở nên mỏng manh và dễ đứt ra khỏi da đầu.
  • Nếu bệnh nấm kéo dài và không được điều trị sẽ gây ra tình trạng viêm, gây đau đớn, thậm chí chảy mủ.
vicare.vn-bi-nam-da-dau-nen-lam-gi

Bị nấm da đầu nên làm gì?

Thực hiện khử trùng với thuốc tẩy các vật dụng cá nhân có thể bị nhiễm bào tử nấm như lược,chăn gối. Thực hiện hành động này có tác dụng ngăn ngừa tái nhiễm hoặc lây nhiễm bào tử nấm sang cho người khác.

  • Không sử dụng chung các dụng cụ cá nhân với bất kỳ người nào khác
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ đặc biệt là vùng da đầu đúng cách bằng những sản phẩm chuyên trị bệnh nấm da đầu như Haicneal, Nizoral,..
  • Kiểm tra da đầu của các thành viên còn lại trong gia đình, nếu có biểu hiện mắc bệnh cần đến khám các bác sĩ chuyên khoa da liễu kịp thời.
  • Trong giai đoạn mắc bệnh, cần lưu ý sử dụng loại lược có răng thưa vì lúc này tóc và da đầu đang bị tổn thương nên dễ gãy rụng.
  • Khi gội đầu không nên sử dụng nước nóng vì dễ gây tổn thương đến tóc và da đầu. Các bác sĩ khuyên rằng chỉ nên sử dụng nước ấm vừa phải.

Ngoài việc dùng thuốc, bạn có thể sử dụng một số dược liệu theo như đông y nghiên cứu cho thấy:

  • Bồ kết: Quả bồ kết khô đem nướng chín rồi đun sôi với nước. Để nguội và sử dụng nước đó để gội đầu và xả lại với nước sạch nhiều lần. Trong bồ kết có chứa thành phần Saponin giúp làm sạch.
  • Lá ổi non: Đem rửa sạch lá ổi và đun sôi với nước. Sau khi sôi khoảng 20 phút thì tắt bếp và chờ nguội. Gội sạch bằng dầu gội và dùng khăn mềm lau khô.
  • Muối: Lấy 3 thìa muối biển pha với nước lạnh và gội với dầu gội thông thường. Để ủ trong 30 phút sau đó gội lại bằng nước sạch. Trong muối biển có chứa các thành phần có tính kháng khuẩn và chất khoáng tốt cho da nên đây là thành phần trị nấm da đầu rất hiệu quả.

Xem thêm:

  • Dầu gội nào trị nấm da đầu tốt nhất hiện nay?
  • Chữa khỏi bệnh nấm da đầu nhờ bài thuốc của lương y Nguyễn Thị Phượng
  • Bỏ túi 3 cách trị nấm da đầu hiệu quả