Bị mộng du nên khám ở đâu?

Mộng du là tình trạng đi lại hoặc tiến hành một số hoạt động trong khi vẫn đang ngủ. Đây là một loại rối loạn giấc ngủ, người đi trong giấc ngủ tiến hành một số hoạt động trong khi dường như vẫn đang ngủ. Mộng du có thể gặp ở bất cứ tuổi nào, thường gặp ở trẻ em, ngay cả trẻ mới biết đi. Tuổi hay gặp nhất là từ 3 đến 7 tuổi.

Bị mộng du nên khám ở đâu? Bị mộng du nên khám ở đâu?

Mộng du là căn bệnh vừa ngủ vừa đi mà trong y học gọi bệnh này là trạng thái miên hành, người bệnh tự nhiên thức dậy và đi lại trong tình trạng đang còn ngủ.

Vậy có thể khám mộng du ở đâu? Vì đây là một loại rối loạn giấc ngủ nên bạn có thể tới các cơ sở có chuyên khoa tâm thần để thăm khám.

vicare.vn-kham-mong-du-o-dau-4

Mộng du là một loại rối loạn giấc ngủ.

Mộng du là gì?

Chia sẻ về chứng mộng du trên HoiBenh, Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh cho biết: Mộng du là căn bệnh vừa ngủ vừa đi mà trong y học gọi bệnh này là trạng thái miên hành, người bệnh tự nhiên thức dậy và đi lại trong tình trạng đang còn ngủ. Mộng du thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh giảm dần theo tuổi tác. Ở người lớn, mộng du thường đi kèm với trạng thái căng thẳng, lo lắng và đôi khi là động kinh.

Bác sĩ Chu Văn Điểu chia sẻ thêm: “Mộng du gặp ở bất cứ tuổi nào, thường gặp ở trẻ em, ngay cả ở trẻ mới biết đi, hay gặp nhất là từ 3-7 tuổi.

Người bệnh đang ngủ, ngồi, mở mắt, đi vòng quanh phòng hoặc đi về phía có ánh sáng, hoặc đi về phía cửa sổ, trèo lên cứa sổ, mở cửa phòng đi ra ngoài... Thậm chí làm một số động tác phức tạp như di chuyển đồ đạc, đi vào tắm, cởi hoặc mặc quần áo và nhiều hoạt động khác. Một số người còn mở ô tô, lái ô tô đi một quãng dài trong lúc thực sự còn đang ngủ. Thậm chí có khi còn thực hiện hành vi tình dục. Người lớn có thể có ảo giác hoăc ăn trong lúc đang đi.

Rất khó đánh thức người đang mông du, rất có thể họ tấn công người đánh thức mình. Trông dáng vẻ người bệnh vụng về, lóng ngóng, có hành vi kì lạ như đi tiểu vào thùng rác. Đôi khi kích động, đàn ông hay có hành vi bạo lực. Mộng du có thể kết thúc đột ngột, người bệnh trở lại gường nằm và tiếp tục ngủ.”

Nói thêm về tỉ lệ người mắc bênh, bác sĩ Tuấn Anh cho biết: “Có hàng triệu người, chiếm khoảng 2,5% (gần đây đưa ra khoảng 1-15%) dân số thế giới bị bệnh mộng du, thường bật dậy và lang thang không chủ ý thường xuyên, có thể dẫn đến tai nạn. Khoảng 25% những người mộng du có thể làm hại đến chính mình, họ có phản xạ thiếu tự nhiên.

Cơ chế khiến cho người ta bước đi trong giấc ngủ vẫn còn là bí ẩn. Nhiều thí nghiệm được thực hiện trên người mộng du đã cho thấy bệnh có thể được xếp vào một dạng rối loạn gen.

>>> Xem thêm: Mộng du là gì? Làm sao để điều trị chứng mộng du?
vicare.vn-kham-mong-du-o-dau-8

Người bị mộng du có thể tấn công người khác...

Điều trị mộng du như thế nào?

Hiện nay, vẫn không có thuốc hay kỹ thuật y học nào có thể điều trị được bệnh mộng du. Các nhà khoa học tin rằng căng thẳng (stress) là tác nhân chính khiến cho bệnh xuất hiện. Người ta có thể trở thành người mộng du nếu giấc ngủ của họ thường xuyên bị ngắt quãng 3-4 lần mỗi đêm, hoặc nếu nói trong khi ngủ”.

Chính vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân để giúp cải thiện tình trạng mộng du là vô cùng cần thiết.

Cách xử trí mộng du được bác sĩ Chu Văn Điểu đưa ra giúp giải đáp thắc mắc cho bạn đọc trên HoiBenh như sau: Mộng du là triệu chứng của thiếu ngủ, liên quan đến cảm xúc, stress hoặc sốt... Hầu hết chỉ xuất hiện mộng du ít hơn 1 tháng một lần. Giải quyết được những vấn đề trên sẽ hết mộng du.

Ở trẻ em hầu hết sẽ hết mộng du khi đến tuổi dậy thì. Với các tình huống trẻ mộng du có cơn nhiều, tự gây hại, tấn công người khác... giúp bệnh nhân an toàn nên để cho bệnh nhân ngủ ở tầng 1, ban đêm đi ngủ phải khóa cửa chính và các cửa sổ.

Không nên cố gắng đánh thức người bệnh trong cơn mộng du vì dễ làm họ kích động mà dịu dàng đưa họ trở lại gường ngủ. Nên đưa bệnh nhân đến chuyên khoa tâm thần khám để loại trừ bệnh động kinh.

Nếu động kinh cần được điều trị sớm và đúng theo phác đồ bệnh lý của bệnh động kinh. Qua trình bày trên giúp bạn hiểu về chứng mộng du mà con bạn mắc phải.

Bạn có thể khám mộng du ở đâu?

Theo như chia sẻ trên, để được thăm khám về mộng du, bệnh nhân cần tới các chuyên khoa thần kinh tại các bệnh viện.

Những trường hợp bắt đầu ở tuổi trưởng thành cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa tâm thần nếu bị mộng du thường xuyên, tự gây hại cho bản thân hoặc tấn công người khác...

Trong một số trường hợp có thể sử dụng thuốc an thần nhóm benzodiazepin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

Nếu bị các bệnh lý khác như động kinh, rối loạn tâm thần cần điều trị các bệnh lý đó.

Một số cơ sở y tế khám mộng du

Khoa Khám và điều trị bệnh theo yêu cầu - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tuy mới thành lập nhưng đã sớm trở thành một Bệnh viện có uy tín, chất lượng. Ngày càng nhiều chuyên gia nước ngoài, cán bộ nhân viên ngoại giao các Sứ quán đến khám và điều trị bệnh ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Do vậy, để phát huy hết tiềm năng từ đội ngũ thầy thuốc, Điều dưỡng, nhân viên của Bệnh viện - Nhà trường (với tâm huyết, sự nhiệt tình và lòng say mê nghề nghiệp) và để phát triển dịch vụ y tế, Khoa Quốc tế của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã được thành lập.

Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc:Thứ Hai: 06:30 - 12:00, 13:30 - 16:30, 13:30 - 16:30

Thứ Ba, Thứ Năm, Thứ Sáu: 13:30 - 16:30, 06:30 - 12:00

Thứ Tư, Thứ Bảy: 06:30- 12:00

Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Bệnh viện Tâm thần Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I theo quyết định số 3627/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, là đơn vị sự nghiệp công lập thay thế quyết định 1284/TCCQ-QĐ ngày 05 tháng 7 năm 1968 của Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội về việc chuyển bệnh xá Tinh thần kinh lên bệnh viện Tinh thần kinh, khẳng định và mở rộng vai trò và vị thế của bệnh viện Tâm Thần Hà Nội. Đội ngũ cán bộ công nhân viên dần được phát triển và trưởng thành đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ của bệnh viện và của ngành.

Địa chỉ: 467 Nguyễn Văn Linh, Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 08:00 - 17:00