Bí kíp phân biệt rau củ Việt Nam và Trung Quốc
Trong đời sống hiện nay, vấn đề về các loại thực phẩm luôn được tất cả mọi người quan tâm. Đặc biệt là các mặt hàng về rau củ của Trung quốc tràn lan khắp thị trường cả nước. Dù có né tránh và cẩn thận thế nào, nhưng cũng không ít người vẫn gặp phải tình trạng mua lầm hàng Trung Quốc.
Bí kíp phân biệt rau củ Việt Nam và Trung Quốc
Ở biên giới phía Bắc, từ nông sản cho đến các loại nội tạng động vật Trung Quốc tiếp tục chảy vào thị trường trong nước. Có thời điểm trung bình mỗi ngày có khoảng 400 tấn nông sản nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) mỗi ngày cũng có khoảng 100 – 150 tấn nông sản từ Trung Quốc nhập về, chưa kể hàng trăm tấn nông sản ùa vào theo hình thức biên mậu. Theo như Bộ Công Thương đánh giá đối với mặt hàng rau, củ, quả, ta nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc – chiếm 70% kim ngạch nhập khẩu rau quả năm 2009 thông qua đường biên mậu. (Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư)
Đứng trước tình hình như thế, việc mà chúng ta có thể làm là phải sáng suốt phân biệt được đâu là rau củ của Việt Nam và đâu là rau củ Trung Quốc. Ngay sau đây, hãy cùng HoiBenh điểm qua cách phân biệt một số loại rau củ phổ biến hiện nay. Đặc biệt là các chị em, những bà nội trợ thông thái sẽ tự tay chọn lựa những thực phẩm xanh - sạch; để từ đó có thể chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho chính mình và các thành viên của gia đình để những bữa cơm hằng ngày trở nên trọn vẹn.
1. Cà rốt
- Cà rốt Đà Lạt củ nhỏ, có màu cam nhạt, củ nhỏ và dài, da sân, hằn vân rõ ràng. Cà rốt Đà Lạt vẫn còn rễ tỏa bao quanh củ và cuống lá thường còn nguyên, tươi mới và thường có cuống, không bị thâm đen.
- Đặc điểm của cà rốt Trung Quốc là củ to đồng đều, da bóng, có màu cam đậm gần như màu đỏ. Cà rốt xuất xứ Trung Quốc thường không có phần cuống vì đã bị ngắt đi để bảo quản đông lạnh, vận chuyển đường dài, khi bổ ra thường bị thâm đen phần cuống.
2. Khoai tây
- Khoai tây Đà Lạt thường có trái đậm màu, ruột vàng đặc trưng, mắt khoai nhỏ, vỏ mỏng và dễ bong tróc. Kích thước củ vừa phải, hình bầu dục tròn, ít đồng đều, ruột có màu vàng nhạt. Da mỏng, dễ trầy xước, mắc của củ nhỏ và ít, ăn bùi.
- Khoai tây Trung Quốc có kích thước củ vừa phải, vỏ khó xước, hình bầu dục dài, độ đồng đều rất cao, ăn nhạt và sượng. Khoai có vỏ dày, trên vỏ có các chấm li ti, mắt củ to, ruột khoai có màu vàng đậm. Khoai tây Trung Quốc cũng có nhiều loại khác nhau nhưng có thể nhận thấy là vỏ khoai hơi xanh. Khi cắt ra ruột không có màu vàng mà trắng nhợt. Khi chín khoai không mềm mịn, ăn sẽ bị sượng. Cách đơn giản, người tiêu dùng có thể thử dùng móng tay cào nhẹ lớp vỏ ngoài của củ khoai tây, nếu vỏ dễ bong tróc là khoai Đà Lạt, còn vỏ khó bong là khoai Trung Quốc.
3. Gừng
- Gừng Việt Nam thường có đặc điểm củ nhỏ, sần sùi, xỉn màu. Bề ngoài gừng ta chia làm nhiều nhánh, nhiều đường vân, có bám đất xung quanh màu hơi sẫm. Đặc biệt, gừng ta rất thơm, có thể ngửi thấy mùi gừng mà không cần phải cắt. Gừng ta có phần lõi nhiều xơ, đường vân tròn rõ nét, thơm nồng đặc trưng.
- Gừng Trung Quốc có vỏ trơn bóng, trông mọng nước và có màu hơi vàng, nhìn bắt mắt. Khi cắt ra thấy ít xơ. Một đặc điểm khác có thể nhận thấy là gừng Trung Quốc thường rất to. gừng Trung Quốc với đặc điểm lớp vỏ nhẵn nhụi, mọng nước, đường vân nhợt hơn, thường to gấp đôi củ gừng Việt Nam.
4. Hành tím
- Hành Việt nam thường có màu tím đậm, trên một củ có đến vài tép, vỏ dày và củ dài. Khi cắt cay nồng và khi phi lên thì có mùi thơm gấp nhiều lần so với hành Trung Quốc.
- Hành Trung Quốc củ tròn và to đều; một củ hành thường chỉ có một tép tròn đều. Khi cắt ra không có vị cay nồng và khi phi lên không có mùi thơm. Thông thường màu hành cũng chỉ tím mờ chứ không đậm màu như hành ta.
5. Tỏi
- Tỏi ta có vỏ màu trắng tím, tép nhỏ, không đồng đều, khó bóc vỏ. Mùi tỏi ta thơm rất đặc trưng, cay nồng. Khi bóc lớp vỏ lụa ra thì nhìn thấy đầu các tép tỏi ta có xu hướng chụm đầu lại.
- Tỏi Trung Quốc rất to, màu trắng và rất dễ bóc, mùi hăng hơn. Nhưng lại không thơm bằng tỏi Việt Nam. Đầu các tép tỏi Trung Quốc không chụm lại mà có xu hướng tách xa nhau ra.
6. Suplơ
- Súp lơ ta có búp vừa phải, hoa lơ ít đồng đều, có sự sần sùi, cuống súp lơ có màu xanh nhạt, thường có phần thân và phần bông to hơn so với lơ Trung Quốc
- Súp lơ Trung Quốc thường có màu xanh đậm hơn, các múi to, búp lơ đều nhau, mịn, cuống màu xanh đậm; nhỏ hơn so với bông cải Đà Lạt và thường mỗi cây chỉ có một bông.
7. Bắp cải
- Bắp cải Việt Namthường có to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn chặt, khó bóc, khi cắt đôi ra các lá bó sát vào nhau, kết cấu rất chặt chẽ.
- Bắp cải Trung Quốc có kích thước nhỏ hơn, tròn và mượt, không bị nhàu nát, đầu búp uốn vào, không xoăn. Bắp cải Trung Quốc được bảo quản trong túi lưới, hình dạng tròn đều và nhỏ khoảng bằng hai nắm tay. Phần lá xoăn nhiều và màu xanh đậm hơn so với bông cải thông thường; khi cắt đôi ra các lá không bó sát vào nhau, kết cấu rất lỏng lẻo.
https://dwbxi9io9o7ce.cloudfront.net/original_images/5_81394.jpg