Bí kíp chữa táo bón do ăn nhiều thịt ngày Tết
Táo bón là hiện tượng dễ mắc ở nhiều người, đặc biệt vào dịp Tết. Bởi thời điểm này, mọi người thường nạp vào cơ thể mình những thực phẩm không tốt dẫn tới táo bón. Để tránh tình trạng táo bón, bạn hãy nắm lòng những bí kíp chữa táo bón dưới đây của HoiBenh.
Bí kíp chữa táo bón do ăn nhiều thịt ngày Tết
Táo bón là hiện tượng dễ mắc ở nhiều người, đặc biệt vào dịp Tết. Bởi thời điểm này, mọi người thường nạp vào cơ thể mình những thực phẩm không tốt dẫn tới táo bón. Để tránh tình trạng táo bón, bạn hãy nắm lòng những bí kíp chữa táo bón dưới đây của HoiBenh.
Nguyên nhân dẫn tới táo bón ngày Tết
Ngày Tết, chúng ta thường ăn nhiều các món thịt, nem, giò chả, chủ yếu là các món giàu chất đạm, cùng với rất nhiều loại bánh kẹo ngọt, trong khi đó lại ăn rất ít trái cây và rau củ... nên dẫn đến tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, một số người còn ăn nhiều món chua, khiến cho dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn, làm cho tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài chuyện ăn uống, tâm lý vui chơi, nghỉ ngơi thoải mái ngày Tết còn khiến đa số mọi người trở nên lười biếng hơn, ít vận động hơn. Đó cũng là nguyên nhân là gia tăng tình trạng táo bón.
Mẹo chữa táo bón ngày Tết hiệu quả
Uống đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày
Ngày Tết, mọi người thường ăn nhiều thực phẩm khác nhau, từ món nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, món lạnh... khiến quá trình tiêu hóa gặp nhiều khó khăn dẫn tới nguy cơ táo bón. Để chữa táo bón, bạn nên uống nước đẩy đủ. Theo các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên uống đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày.
Tăng cường bổ sung các loại rau củ, trái cây
Tết đến, đừng mải vui chơi mà quên mất việc bổ sung cho mình những món ăn từ rau, củ, hoa quả tươi như: đậu, củ cải trắng, quả táo, chuối, bơ, đu đủ, thanh long... để bổ sung vitamin, nước và chất xơ, tránh bị táo bón.
Bổ sung ngũ cốc, socola đen, sữa chua thường xuyên trong dịp Tết. Bởi ngũ cốc, socola đen, sữa chua là những thực phẩm giúp đẩy nhanh hoạt động của hệ tiêu hoá, phòng ngừa táo bón hiệu quả.
Chữa táo bón bằng các món cháo
Cháo mật ong
Cách làm đơn giản nhưng là món cháo trị táo bón hiệu quả. Hãy ngâm rửa gạo, cho vào nồi nấu thành cháo với lượng nước vừa đủ. Sau khi cháo chín cho thêm mật ong, đun sôi có thể dùng. Mỗi ngày ăn 1 lần, liên tục 3 - 5 ngày để có tác dụng nhuận phổi, cắt cơn ho, nhuận tràng.
Cháo khoai môn
Mỗi lần dùng 50g gạo, 250g khoai môn (bóc vỏ, thái lát). Cho nước vừa đủ, nấu thành cháo. Khi ăn cho vào 1 ít dầu ăn, muối. Công dụng của bài thuốc này là nhuận tràng, thông đại tiện, trị táo bón.
Cháo chuối tiêu
Chuối tiêu bỏ vỏ, dầm nát. Bạn tiến hành ngâm rửa gạo, cho vào nồi nấu thành cháo với lượng nước vừa đủ. Sau khi cháo chín, cho chuối tiêu đã đánh nhuyễn, đường vào đun sôi có thể dùng. Mỗi ngày ăn liên tục, trong 3 - 5 ngày.
Cháo gạo tẻ, hoa đào
Mỗi lần dùng 4g cánh hoa đào tươi (nếu khô dùng 2g), 100g gạo tẻ. Nấu thành cháo. Cách 1 ngày ăn 1 lần. Công hiệu: Thanh nhiệt, nhuận tràng, thông đại tiện. Chú ý: Ăn món cháo này cho đến khi nào đại tiện bình thường thì thôi.
Cháo ngũ nhân, gạo tẻ
Lấy vừng, hạt thông, nhân hạt đào, nhân hồ đào, hạnh nhân, mỗi thứ 10g; tán nhỏ trộn 200g gạo tẻ, nấu thành cháo, quấy vào 1 ít đường. Hàng ngày ăn vào 2 buổi sáng chiều
Cháo hà thủ ô, táo tàu
Dùng hà thủ ô 50g sao kĩ, sắc lấy nước, bỏ bã. Cho vào 100g gạo tẻ, 3 quả táo, ít đường phèn nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn 1 lần. Chú ý trong khi dùng bài thuốc này, kiêng ăn hành, tỏi, củ cải, thịt dê, thịt lợn.
Tết nên hạn chế ăn gì để không bị táo bón?
Ngoài việc cung cấp các thực phẩm tốt cho sức khỏe, bạn nên hạn chế những món ăn sau để tránh táo bón.
Bánh chưng
Bánh chưng ngày Tết thơm ngon, rất hấp dẫn. Tuy nhiên, bánh chưng và bánh tét đều được làm bằng nguyên liệu gạo nếp và thịt mỡ, đỗ xanh nên nếu ăn nhiều sẽ rất đầy bụng và khó tiêu. Để phòng tránh táo bón bạn không nên ăn quá nhiều bánh chưng.
Dưa hành
Nếu bạn bị viêm loét dạ dày hoặc mắc các chứng bệnh về rối loạn tiêu hóa thì không nên thử món dưa hành. Dưa hành có chứa nhiều chất chua, khiến dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn và làm bệnh tiến triển nặng hơn. Dù vậy, dưa hành muối cũng là loại thực phẩm chứa muối nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
Bánh kẹo, mứt các loại
Các bạn biết không? Các loại bánh kẹo, các chế phẩm từ đường có hàm lượng chất xơ thấp nhưng hàm lượng chất béo và đường lại vô cùng cao.
Những loại đồ ngọt này có thể tăng nguy cơ chứng táo bón mạn tính. Bất kỳ ai ăn tráng miệng và đồ ngọt nhiều có khả năng cao mắc chứng táo bón.
Những món lẩu
Món lẩu dễ ăn nhưng rất dễ làm tổn thương hệ tiêu hóa và gây nhiễm ký sinh trùng. Các nghiên cứu y học chứng minh rằng, ăn lẩu có nhiều cái hại, nhất là với phụ nữ đang mang thai. Món lẩu chưa chín kỹ có thể dẫn tới chứng giun sán. Việc ăn lẩu cũng có thể gây hại cho dạ dày và đường ruột.
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Ngày Tết, nếu bạn têu thụ số lượng lớn sữa và các sản phẩm từ sữa sẽ gây táo bón. Đường lactose trong sữa có thể làm tăng khí và gây đầy hơi.
Thịt đỏ
Có nhiều lý do để bạn nên hạn chế ăn thịt đỏ, trong đó có việc nó khiến bạn bị táo bón. Bởi vì, thịt đỏ nhiều chất béo, hệ tiêu hóa sẽ mất thời gian để xử lý. Bên cạnh đó, thịt đỏ cũng chứa sắt và các sợi protein khó tiêu hóa nên sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng táo bón.
Chuối
Chuối xanh có thể gây táo bón, bởi chuối xanh chứa rất nhiều tinh bột, do đó khiến cơ thể khó tiêu hóa. Chuối xanh chứa pectin giúp hút nước từ thành ruột về phía lòng ruột. Do vậy, người bệnh đang bị mất nước ăn chuối có thể làm tình trạng xấu hơn.
Ngoài ra, các bạn vẫn nên luyện tập thể dục nhẹ nhàng, chăm chỉ vận động, đi lại... để phòng ngừa bệnh táo bón được tốt hơn. Tạo thói quen đi tiêu, đi tiểu đều đặn hàng ngày, tránh nhịn... Khi đi vệ sinh, nếu ngồi ở bồn xí bệt, các bạn nên đặt chân lên một chiếc ghế nhỏ để tạo độ cong cho hông, từ đó giúp việc đại tiện dễ dàng hơn.
Ngân Trần