Bị khâu vết thương ở chân có nên ăn thịt gà không?
Liền sẹo sau vết thương hở là một trong những vấn đề rất được quan tâm. Theo kinh nghiệm dân gian, không nên ăn thịt gà vì dễ để lại sẹo xấu. Quan niệm này liệu có đúng? Bị khâu vết thương ở chân có nên ăn thịt gà không?
Bị khâu vết thương ở chân có nên ăn thịt gà không?
Bị khâu vết thương ở chân có nên ăn thịt gà không?
Chị Nguyễn Minh H., 43 tuổi, sống tại Hà Nội, chăm sóc con trai 17 tuổi mới khâu vết thương ở chân do bị ngã khi đá bóng, đã ra viện và đang điều trị tại nhà. Chị H. cho biết, bác sĩ điều trị khuyên cháu nên ăn uống đủ chất, đặc biệt là protein, các khoáng chất như canxi, phospho, vitamin,... để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Bác sĩ không có lưu ý gì thêm về thịt gà hay tác dụng, tác hại của thịt gà. Tuy nhiên, một số đồng nghiệp khuyên chị không nên cho con ăn thịt gà vì sẽ làm mưng mủ, lâu lành vết thương, để lại sẹo xấu. Chị rất lo lắng và phân vân, không biết bị khâu vết thương ở chân có nên ăn thịt gà không?
Theo Tây y, thịt gà là nguồn protein loại 1, lại chứa ít mỡ, giàu vitamin và khoáng chất, rất có lợi cho việc tăng cường thể trạng, bồi bổ sức khỏe sau phẫu thuật. Vì vậy, chỉ cần lưu ý chế biến hợp lí, đồ ăn mềm, dễ ăn, thay đổi món thì sau khi khâu vết thương ở chân vẫn có thể ăn thịt gà bình thường.
Theo Y học cổ truyền, thịt gà có tính ấm, vị ngọt, có nhiều tác dụng tới khí huyết, cân cốt, tạng phủ. Theo BS. Nguyễn Xuân Hướng (nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam), người có vết thương hở sau khi khâu cũng không cần kiêng thịt gà.
Tuy nhiên, nếu thể trạng thuộc thể hàn thì không nên ăn thịt gà, gạo nếp,... vì chúng có tính ấm nóng, nhiều đạm, khó tiêu, dễ tích độc. Nếu tích độc, vết thương có thể mưng mủ, gây nhiễm trùng, có thể lan rộng. Nhẹ hơn, gây ngứa ngáy, khó chịu, người bệnh không chịu được mà gãi lại làm chảy máu, nhiễm trùng,... Do đó, vết thương có thể lâu lành, để lại sẹo xấu.
Nếu vết thương hay vết khâu có tụ máu, thì cũng không nên ăn thịt gà vì thịt gà có tác dụng lưu huyết (thường được dùng như một vị thuốc chữa rong kinh, băng huyết, ra máu bất thường,... ở phụ nữ). Ăn thịt gà không những làm chậm quá quá trình tan khối máu tụ mà còn có thể tăng tụ máu, lâu lành thương.
Một số trường hợp dị ứng với thịt gà nên khi ăn vào bệnh nhân ngứa, đỏ da, cũng nên kiêng, nhất là sau khi khâu vết thương hở, quá trình ra da non vốn đã khiến bệnh nhân ngứa ngáy, khó chịu.
Ngoài một số trường hợp đặc biệt như trên, sau khi khâu vết thương hở, bệnh nhân vẫn có thể ăn thịt gà bình thường. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường như ngứa, mưng mủ,.. thì ngừng ăn và đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân và nhận được tư vấn tốt nhất.
Bị khâu vết thương ở chân nên kiêng gì?
Bệnh nhân khâu vết thương ở chân nói riêng, có vết thương hở nói chung, nên hạn chế một số loại thực phẩm để tránh sẹo lồi hay kéo dài quá trình lành vết thương.
Đó là:
- Rau muống: làm tăng sinh collagen trên da trong quá trình hình thành sẹo, gây sẹo lồi, sẹo xấu.
- Thịt chó: làm vết sẹo chai sần, cứng hơn bình thường.
- Thịt xông khói, đồ ngọt công nghiệp (bánh, kẹo): làm giảm vitamin và khoáng chất trong quá trình tái tạo tế bào, hình thành da mới, khiến vết thương sau khi khâu lâu liền hơn.
- Hải sản: dễ gây dị ứng, ngứa ngáy, khó chịu. Nếu không dị ứng, vẫn có thể ăn bình thường.
- Đồ nếp: giống như thịt gà, đồ nếp có tính nóng, dễ gây tích độc.
Ngoài ra, việc cung cấp đầy đủ và cân bằng các nhóm dinh dưỡng là yếu tố cần thiết cho việc hồi phục sau khi khâu vết thương ở chân.
Hy vọng qua bài viết trên, chị H. cũng như những người khác sẽ không còn băn khoăn xem bị khâu vết thương có nên ăn thịt gà không, mà có một chế độ dinh dưỡng tốt nhất để chăm sóc con trai cũng như bản thân và gia đình.
Xem thêm:
- Sau khâu vết thương nên kiêng ăn gì?
- Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
- Cách chăm sóc vết thương khâu