Bị khát nước liên tục là mắc bệnh gì?
Khi khát nước, chúng ta thường nghĩ là mất nước nhưng cảm giác khát đó có thể là dấu hiệu của việc tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Nếu khát nước liên tục kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, nhức đầu, thay đổi màu da và tóc thì bạn cần đến bác sỹ để kiểm tra. Vậy cụ thể, bị khát nước liên tục là mắc bệnh gì?
Bị khát nước liên tục là mắc bệnh gì?
Khi khát nước, chúng ta thường nghĩ là mất nước nhưng cảm giác khát đó có thể là dấu hiệu của việc tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Nếu khát nước liên tục kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, nhức đầu, thay đổi màu da và tóc thì bạn cần đến bác sỹ để kiểm tra. Vậy cụ thể, bị khát nước liên tục là mắc bệnh gì?
Bị khát nước liên tục là mắc bệnh gì?
- Bị khát nước liên tục thì có thể bị bệnh đái tháo nhạt
Mặc dù tình trạng này không liên quan tới bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo nhạt cũng có cùng 1 số triệu chứng, bao gồm cả khát nước và đi tiểu nhiều. Thông thường, thận sẽ loại bỏ lượng dịch trong cơ thể dư thừa ra khỏi máu, vận chuyển chúng theo đường bàng quang. Khi cơ thể mất nước, thận sẽ giữ dung dịch chất lỏng và làm cho nước tiểu ít hơn. Với chứng đái tháo nhạt, thận sẽ không thể giữ được nước. Mặc dù lượng chất lỏng ở trong cơ thể giảm đi, thận vẫn tiếp tục sản xuất ra 1 lượng lớn nước tiểu, dẫn tới tình trạng mất nước và làm tăng tình trạng khát nước.
Tình trạng này điển hình xảy ra như là bởi mắc bệnh di truyền, nhưng cũng có thể xảy ra đối với bệnh thận mãn tính hoặc sử dụng 1 số loại thuốc nhất định. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ thực hiện những xét nghiệm cụ thể như phân tích nước tiểu nhằm có chẩn đoán bệnh chính xác.
- Bị khát nước liên tục có thể bị huyết áp thấp
Nhiều chuyên gia y tế cho rằng stress mạn tính có thể khiến cho tuyến thượng thận hoạt động kém hiệu quả hơn, làm giảm huyết áp và dẫn tới khát. Khi huyết áp giảm, cơ thể sẽ nhận được 1 tín hiệu từ não để uống nhiều nước hơn. Việc bổ sung thêm nước sẽ giúp làm tăng huyết áp.
- Nguy cơ bị khát nước liên tục là do bị bệnh tiểu đường
Cả tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đều có thể làm tăng nguy cơ bị mất nước. Khi lượng đường trong máu quá cao, cơ thể gây ra áp lực tới thận dẫn đến sản xuất nước tiểu nhiều hơn nhằm giảm lượng glucose dư thừa.
Nếu bạn uống nước nhiều, đi tiểu nhiều, đồng thời bị giảm cân, mệt mỏi, cáu gắt không lý do, bạn cần đi xét nghiệm tiểu đường để có các phương pháp điều trị kịp thời
- Khô miệng
Bệnh khô miệng thường bị nhầm lẫn với việc bị khát nước quá mức. Đây là 1 tình trạng khô bất thường của màng nhầy ở trong miệng, do sự suy giảm ở tuyến nước bọt. Nếu như tuyến này không tiết đủ nước bọt, có thể dẫn tới các triệu chứng khác như hôi miệng, nhai khó khăn hay nước bọt xơ...
Một số nguyên nhân phổ biến gây nên khô miệng bao gồm hút thuốc, căng thẳng, lo lắng và đơn giản là tuổi tác. Tuy nhiên, khô miệng có thể là do tác dụng phụ của những loại thuốc theo toa, thuốc dị ứng hay thuốc chóng mặt.
- Chu kỳ kinh nguyệt
Vào thời kỳ "đèn đỏ", thì phụ nữ thường cảm thấy khát nước hơn. Đừng lo lắng, điều này là hoàn toàn bình thường.
Nồng độ estrogen và progesterone có thể ảnh hưởng tới chất lượng chất lỏng. Thêm vào đó, sự mất máu ở trong chu kỳ kinh nguyệt hơn mức bình thường, bạn sẽ cảm thấy khát hơn nhiều. Tốt nhất, chị em cần bổ sung nước nhiều hơn vào các ngày này để cân bằng cơ thể.
- Tuyến giáp có vấn đề
Tuyến có hình cánh bướm nằm ở phía dưới cổ chịu trách nhiệm làm sản sinh ra hóc-môn tuyến giáp, tức là giúp để điều chỉnh sự thèm ăn, năng lượng, nhiệt độ bên trong và một số chức năng quan trọng khác của cơ thể. Phụ nữ thường hay gặp các vấn đề về tuyến giáp hơn.
Khi tuyến này sản xuất quá nhiều hay quá ít hóc-môn, nó có thể gây ra 1 số triệu chứng khó xác định như bốc hỏa, lo lắng, miệng khô.... Tất cả dấu hiệu này đều có khiến cho bạn cảm thấy khát nước.
Những người mắc bệnh suy giáp cũng có thể bị các căn bệnh vốn gây nên tình trạng luôn khát nước như hội chứng Sjorgren và thiếu máu vì thiếu B12.
- Căng thẳng mãn tính
Căng thẳng mãn tính làm cho tuyến thượng thận bị hoạt động kém, điều này có thể dẫn tới huyết áp thấp khi căng thẳng nghiêm trọng. Từ đó, bạn có thể dễ bị chóng mặt, trầm cảm, lo lắng và sẽ rất khát nước.
Cảm giác khát nước là cách của cơ thể bổ sung nước vào máu với 1 nỗ lực để làm tăng huyết áp. Thực sự, các giải pháp dài hạn chỉ cho việc này là giảm và giúp cân bằng mức độ căng thẳng.
- Thiếu máu
Triệu chứng đột ngột mất máu như kinh nguyệt nặng hay chảy máu là nguyên nhân thường gặp dẫn tới thiếu máu. Cơ thể bạn bị mất nhiều tế bào hồng cầu nhanh hơn so với thời gian chúng được tái tạo và sẽ cố gắng bù đắp cho sự mất mát chất lỏng bằng việc kích hoạt cơn khát. Phụ nữ bị suy giáp thường xuyên có cảm giác khát nước.
Xem thêm:
- Cảnh giác bệnh nguy hiểm khi bạn thường xuyên khát nước
- Khát nước liên tục - dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm
- Nước giải khát và những sự thật không ngờ