Bị hóc xương cá ở cổ thì phải làm sao?

Hóc xương cá là tình trạng khá hay gặp ở những bữa ăn, khi vừa ăn vừa nói cười đùa hoặc trẻ con ăn nhai không cẩn thận. Hóc xương cá ở cổ có thể gây khó chịu, đau khi nuốt, có thể ảnh hưởng đến đường thở, hóc vào vị trí này rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy khi bị hóc xương cá ở cổ thì phải làm sao?

Bị hóc xương cá ở cổ thì phải làm sao? Bị hóc xương cá ở cổ thì phải làm sao?

Hóc xương cá là tình trạng khá hay gặp ở những bữa ăn, khi vừa ăn vừa nói cười đùa hoặc trẻ con ăn nhai không cẩn thận. Hóc xương cá ở cổ có thể gây khó chịu, đau khi nuốt, có thể ảnh hưởng đến đường thở, hóc vào vị trí này rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy khi bị hóc xương cá ở cổ thì phải làm sao?

Bị hóc xương cá ở cổ thì phải làm sao?

Tình trạng hóc xương cá có thể phân ra nhiều cấp độ, từ đó có thể có những cách xử lý khác nhau. Nếu tình trạng hóc xương cá nhỏ, không quá lớn, xương không quá cứng cũng nhưng không ảnh hưởng đến đường thở, khả năng nuốt của nạn nhân. Thì sẽ có cách xử lý tại nhà cũng được. HoiBenh sẽ mách cho bạn một số cách trị hóc xương khá hay, áp dụng cho tình trạng hóc xương nhỏ.

Nhét tỏi vào lỗ mũi

Tỏi là một gia vị thân thuộc, nhà nào cũng có, rất dễ kiếm. Khi bị hóc xương, hãy xác định mình bị hóc bên nào, nếu bị hóc xương bên phải, hãy dùng một nhánh tỏi bóc vỏ, nhét vào lỗ mũi bên trái. Tương tự với hóc xương bên trái, nhét ở mũi phải. Lúc này, bạn sẽ thở bằng mồm. Khoảng 1 - 2 phút sau, bạn hắt hơi và nôn ra. Lúc đó xương cá sẽ theo ra ngoài.

Kết hợp tỏi và đường để trị hóc xương

Lấy một tép tỏi tươi, cắt làm đôi và bịt vào hai lỗ mũi, đồng thời dùng một muỗng đường trắng, cho vào miệng ngậm nuốt, không dùng nước. Nếu chưa thấy ổn, thì làm thêm một lần nữa. Xương cá sẽ tự trôi xuống dạ dày cùng với đường.

vicare.vn-bi-hoc-xuong-ca-o-co-thi-phai-lam-sao-body-1

Ngậm và nuốt vỏ cam

Trong vỏ cam sẽ có hoạt chất giúp xương cá mềm đi, phần mắc ở họng sẽ dần xuôi xuống dạ dày, trôi xuống theo nước bọt. Bạn có thể lấy một miếng vỏ cam ngậm trong miệng một lúc thì xương cá sẽ tự trôi xuống dạ dày.

Dùng một viên Vitamin C

Vitamin C cũng như sử dụng vỏ cam, khi ngậm vitamin C sẽ làm xương cá mềm ra, dễ trôi xuống dạ dày hơn. Ngoài ra, vitamin C cũng sẽ làm giảm đau, kháng viêm, làm vững thành mạch hơn, giúp niêm mạc vừa bị xương cá làm tổn thương nhanh lành hơn.

Uống nước quả trám

Mài quả trám, lấy nước uống, sẽ khiến xương cá mềm ra, giúp xương cá trôi xuống dạ dày dễ dàng hơn.

Dầu oliu

Dầu oliu khá trơn, bạn có thể nuốt chửng 1 - 2 thìa dầu oliu. Dầu trơn sẽ khiến xương cá dễ di chuyển hơn, dễ xuống dạ dày hoặc ho tống khứ nó ra ngoài.

Chuối

Ngậm chuối trong miệng khoảng một phút, giúp chuối khá trơn, từ đó khi nuốt sẽ giúp đưa xương nhỏ trôi xuống dạ dày.

vicare.vn-bi-hoc-xuong-ca-o-co-thi-phai-lam-sao-body-2
Dầu oliu khá trơn sẽ giúp xương cá mắc ở cổ họng dễ dàng di chuyển xuống dạ dày

Một số điều không nên làm đối với tình trạng hóc xương lớn, nguy hiểm

Nếu tình trạng hóc xương lớn, ảnh hưởng đến khả năng nuốt của bệnh nhân, bệnh nhân liên tục ho khạc nhưng không được hoặc có lẫn máu, bệnh nhân khó thở vì xương đi sai đường. Nếu xuất hiện một trong những triệu chứng trên, nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện, kèm theo một số điều không được làm:

  • Cố tình nôn ọe, móc họng, gây chảy máu, xây xước niêm mạc. Điều này thực sự không đúng đối với xương to, khi nôn ọe sẽ khiến xương cắm sâu vào họng hơn, nếu xương nằm ngang. Ngoài ra, khi tạo áp lực thì cơ thực quản sẽ co kéo khiến cơ bóp chặt hơn, tống dị vật ra ngoài, có những dị vật nằm vị trí nguy hiểm, chúng sẽ tiến sâu hơn hoặc đâm thủng thực quản, khí quản.
  • Cố tình lấy dị vật ra, làm rách chảy máu.
  • Cố tình cho bệnh nhân ăn thêm như miếng cơm hay ngụm nước lớn để đưa xương cá trôi xuống. Thực tế, điều này không áp dụng với cục xương lớn, mắc ngang nguy hiểm. Lượng thức ăn đó đẩy vào thời điểm này có thể lọt vào đường thở, chẹn đường thở khiến bệnh nhân từ tình trạng không cấp cứu thành cấp cứu khẩn cấp.

Một số cách giúp hạn chế tình trạng hóc xương cá

  • Lọc xương cá trước khi ăn

Đặc biệt là trẻ nhỏ, những người có thói quen ăn nhanh nuốt vội. Có thể lọc xương cá khi cá còn sống rồi mới chế biến. Nếu cá xương mềm, thì nên nhai kỹ khi ăn, tốt nhất bạn nên dùng tay tách xương ra trước khi ăn. Đối với trẻ nhỏ, nguy cơ hóc sặc cao hơn, vì thế phải kiểm tra thật kỹ. Nên chọn những phần thịt nhiều để cho trẻ, phần hai bên hông của cá rất nhiều xương, nên hạn chế lấy cho trẻ ăn.

  • Chọn những con cá to, thì xương nó sẽ to hơn, dễ lóc xương nhặt thịt hơn. Những con cá bé thường sẽ nhiều xương hơn, đặc biệt là xương tăm, dễ mắc ở họng hơn.
  • Nên học cách ăn từ tốn, chậm rãi, nhai kỹ, nuốt chậm. Kịp thời phát hiện xương còn trong thức ăn, có thể lấy ra dễ dàng, tránh hiện tượng hóc xương.
  • Không gặm xương lớn, nên nhai kỹ nếu thực sự thích gặm.
  • Không nên vừa nói chuyện, cười đùa, mất tập trung khi nhai cơm, ăn cá. Điều này rất dễ gây sặc, hóc khi ăn.
  • Không vừa ăn cá với cơm, vừa chan canh. Nước canh có thể làm trôi xương nhanh hơn vào miệng, khiến ta nhai không kỹ, chủ quan, dẫn đến tăng nguy cơ bị hóc xương hơn.

Hóc xương cá là một tai nạn trong ăn uống, rất dễ xảy ra, vì thế chúng ta cần trang bị đầy đủ kiến thức để khắc phục tình trạng này cho người thân của mình.

Xem thêm:

  • Xử lí thế nào khi bị hóc xương cá?
  • Cách xử lý khi trẻ bị hóc xương cá vô cùng hữu hiệu
  • Trẻ bị hóc xương khi ăn cháo cá mẹ phải làm gì?