Bị giãn tĩnh mạch chân có thể chơi bộ môn thể thao nào thì hợp lý?
Giãn tĩnh mạch chân là bệnh thường thấy ở phụ nữ, nhất là những người làm các công việc phải đứng lâu thường xuyên như giáo viên....Ngoài việc điều trị bằng sự can thiệp của y học chúng ta cũng nên hoạt động thể thao để cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch chân. Vậy bị giãn tĩnh mạch chân có thể chơi bộ môn thể thao nào?
Bị giãn tĩnh mạch chân có thể chơi bộ môn thể thao nào thì hợp lý?
Giãn tĩnh mạch chân là bệnh thường thấy ở phụ nữ, nhất là những người làm các công việc phải đứng lâu thường xuyên như giáo viên....Ngoài việc điều trị bằng sự can thiệp của y học chúng ta cũng nên hoạt động thể thao để cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch chân. Vậy bị giãn tĩnh mạch chân có thể chơi bộ môn thể thao nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mọi người một số môn thể thao hợp lý
Giãn tĩnh mạch chân là gì?
Giãn tĩnh mạch chân là một bệnh mà tổn thương điển hình là sự không hồi phục của các tĩnh mạch chân, làm các tĩnh mạch này giãn ra không đều nhau. Sau đó các van tĩnh mạch này bị suy dẫn đến máu tĩnh mạch có thể chảy ngược về phía ngoại vi. Bệnh diễn biến nặng hơn.
Các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng khiến người bệnh dễ lầm tưởng và bỏ qua. Giai đoạn đầu người bệnh thường thấy các triệu chứng như chuột rút, mỏi chân, chân căng tức... và dễ bỏ qua vì nghĩ nó không quan trọng.
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh ít nguy hiểm, tuy nhiên nếu để lâu bệnh sẽ tiến triển gây ra các biến chứng do việc hình thành các cục máu đông gây ra như:
- Thiểu dưỡng chân bị giãn tĩnh mạch nông: dẫn tới viêm da, loét, nhiễm trùng, chảy máu tại ổ loét...làm mất khả năng lao động của bệnh nhân, thậm chí có khi phải cắt cụt chân.
- Viêm nghẽn các tĩnh mạch sâu (do hậu quả của loét thiểu dưỡng và nhiễm trùng ổ loét ở chân) làm cho bệnh diễn biến nặng hơn, có trường hợp tạo nên cục tắc di chuyển lên gây tắc động mạch phổi dẫn tới tử vong đột ngột.
Vì vậy các bác sĩ khuyến cáo nên tập các bài tập thể dục để hạn chế tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân.
Giãn tĩnh mạch chân có thể chơi bộ môn thể thao nào?
Đối với bệnh suy giãn tĩnh mạch chân các bác sĩ khuyên nên tập các bộ môn ít tạo áp lực cơ thể như đi bộ, đạp xe, bơi lội....
Đi bộ
Đi bộ mỗi ngày 30 phút sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, giúp cho hệ thống tuần hoàn hoạt động tốt, ngoài ra, đi bộ còn là môn thể dục đơn giản, nhẹ nhàng, dễ thực hiện và đỡ tốn thời gian. Đi bộ hàng ngày sẽ giúp cho bệnh suy giãn tĩnh mạch giảm dần do trong quá trình vận chuyển sự co duỗi đều đặn và vừa phải của cơ bắp sẽ giúp cho quá trình lưu thông máu diễn ra dễ dàng hơn, hạn chế hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu. Ngoài ra, đi bộ thường xuyên còn giúp tăng sự đàn hồi của thành mạch, phòng ngừa hiện tượng xuất huyết dưới da do giòn mao mạch, đồng thời còn hạn chế được biến chứng lở loét chân do bệnh suy giãn tĩnh mạch gây ra.
Bơi lội
Đây là môn thể thao tốt nhất cho người suy giãn tĩnh mạch chân, bơi lội giúp chân vận động linh hoạt khiến tĩnh mạch đưa máu về tim tốt hơn. Giúp giảm các triệu chứng đau nhức của bệnh. Nước mát cũng giúp cho chân của bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn nên đi bơi 3-4 lần/ tuần.
Đi xe đạp
Đi xe đạp giúp cổ chân di chuyển linh hoạt, từ đó khiến máu trong tĩnh mạch lưu thông dễ dàng hơn. Giúp cải thiện chứng giãn tĩnh mạch.
Ngoài tập các bộ môn thể thao ra, mọi người có thể tập thêm các bài tập ở nhà hay ngay cả khi bạn đang ngồi làm việc như:
- Nhón chân: Nhón chân trái 10 lần, tiếp theo là 10 lần ở chân phải, sau đó nhón cả 2 chân cùng lúc khoảng 10 lần là kết thúc động tác thứ nhất
- Nâng bắp chân: nâng cẳng chân ngang người, thực hiện 10 lần cho mỗi chân lần lượt chân trái rồi chân phải, sau đó cùng lúc 2 chân.
- Xoay tròn và co duỗi cổ chân: xoay tròn cổ chân cùng lúc cả 2 chân qua bên phải 10 lần, xoay qua trái 10 lần, sau đó duỗi cổ chân rồi co lại 5 lần.
- Động tác đạp xe: Nâng chân lên và thực hiện động tác đạp xe, khoảng 10 vòng là được
Những động tác bên trên nên được thực hiện khi bạn ngồi quá lâu, có thể thực hiện 1 lần sua khi bạn ngồi 1 tiếng rưỡi. Khi thực hiện các bài tập, nên hít thở đều đặn, hít bằng mũi và thở ra bằng miệng, không nín thở, gồng người. Hít thở sâu sẽ giúp hệ thống tuần hoàn tốt hơn. Thực hiện các động tác nhẹ nhàng không quá nhanh.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp mọi người có thêm thông tin giãn tĩnh mạch chân có thể chơi bộ môn thể thao nào. Giúp cho người bệnh có những tiến triển tốt trong việc điều trị của mình.
Xem thêm:
- 6 biện pháp tuyệt vời giúp chống lại chứng suy giãn tĩnh mạch
- Giãn tĩnh mạch chân - căn bệnh phổ biến của dân văn phòng
- Điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả bằng công thức thiên nhiên