Bị đau vai gáy không ngoái được cổ điều trị như thế nào?

Đau vai gáy không ngoái được cổ có thể được điều trị bằng cả phương pháp Đông y và Tây y. Để biết cách chữa đau vai gáy chi tiết nhất, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của HoiBenh.

Bị đau vai gáy không ngoái được cổ điều trị như thế nào? Bị đau vai gáy không ngoái được cổ điều trị như thế nào?

Đau vai gáy không ngoái được cổ có thể được điều trị bằng cả phương pháp Đông y và Tây y. Để biết cách chữa đau vai gáy chi tiết nhất, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của HoiBenh.

Những nguyên nhân gây đau vai gáy không ngoái được cổ

Đau vai gáy không ngoái được cổ là hiện tượng: cổ bị đau, không ngoái được cổ, cổ bị cứng, khó cử động được linh hoạt, việc di chuyển cổ lên xuống, trái phải rất khó khăn. Với nhiều người, đau vai gáy không được cổ còn có thêm các triệu chứng đi khác đi kèm như:

  • Cơn đau lây lan từ gáy đến các khu vực khác: lan lên đầu, lan xuống cánh tay và các ngón tay; thậm chí khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh còn tê bì, bị rối loạn cảm giác ở ngón tay, cánh tay, nặng tay, tay có cảm giác tê mỏi.
  • Cơn đau vai gáy thường xuất hiện khi mới ngủ dậy, khi làm việc một thời gian dài. Lúc này, việc di chuyển của cổ cũng gặp nhiều khó khăn.
  • Các biểu hiện khác: hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, ù tai - nguyên nhân là do lượng máu lưu thông lên não bị giảm sút.

Nếu tình trạng đau vai gáy diễn ra thường xuyên sẽ khiến bệnh nhân lo lắng, mệt mỏi, làm giảm sức lao động và chất lượng cuộc sống.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hòa - công tác tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, các nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy không ngoái được cổ là do:

  • Ngồi sai tư thế trong khi làm việc, lái xe, ngồi quá nhiều trước máy tính.
  • Ngồi trước quạt, máy lạnh, tắm gội khuya quá lâu khiến nguồn cung cấp oxy cho các cơ bị giảm, gây thiếu máu cục bộ dẫn đến đau vai gáy.
  • Ngoài ra, đau vai gáy không đơn thuần là biểu hiện thông thường của xương mà đây có thể là triệu chứng của một số bệnh liên quan đến xương khớp, có thể kể đến các bệnh: tổn thương đốt sống cổ, thoái hóa khớp, viêm bả vai, lao xương, rối loạn dây thần kinh, chấn thương, rối loạn tim mạch,...

Chính vì thế, nếu bị đau vai gáy không ngoái được cổ, bạn nên đi đến gặp bác sĩ để được thăm khám, phát hiện các bệnh tiềm ẩn (nếu có) và được hướng dẫn cách chữa đau vai gáy hiệu quả nhất.

vicare.vn-bi-dau-vai-gay-khong-ngoai-duoc-co-dieu-tri-nhu-nao-body-1

Đau vai gáy điều trị như thế nào?

Đau vai gáy điều trị như thế nào? Bệnh đau vai gáy có thể được điều trị bằng cả phương pháp Đông y lẫn Tây y.

Phương pháp Đông y: sử dụng thuốc Nam

Bài thuốc số 1: Sử dụng lá ngải cứu, muối trắng

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá ngải cứu già, 1 nắm muối trắng
  • Thực hiện: lá ngải cứu già, rửa sạch, để ráo nước; trộn lá ngải cứu với muối trắng rồi cho vào chảo rang; sau đó cho lá ngải cứu vừa rang đặt vào vùng bị đau mỏi.

Bài thuốc số 2: Sử dụng lá ngải cứu, lá lốt và muối trắng hạt

  • Chuẩn bị: 50 -100g lá ngải cứu, 50 -100g lá lốt; 0,5 -1 kg muối hạt trắng
  • Thực hiện: lá ngải cứu, lá lốt rửa sạch để ráo nước; trộn lá lốt, ngải cứu với muối trắng và rang lên; cho hỗn hợp sau khi rang vào túi vải và chườm lên vùng bị đau; thực hiện 1 lần/ngày, có thể sử dụng lại hỗn hợp từ 2 đến 3 lần; cần rang nóng và sử dụng cho lần tiếp theo.

Bài thuốc số 3: Sử dụng hạt gấc

  • Chuẩn bị: 50g hạt gấc chín, rượu trắng và bình thủy tinh.
  • Thực hiện: Rửa sạch hạt gấc chín, nướng cháy vỏ, đập và tách phần vỏ cứng ở bên ngoài, lấy phần nhân bên trong ngâm rượu; đổ rượu ngập nhân hạt gấc; đậy nắp kín, để 1 tuần là có thể sử dụng được. Khi sử dụng, lấy một ít rượu gấc cho vào lòng bàn tay rồi xoa, bóp vào khu vực vai bị đau. Xenluloza, tannin có trong hạt gấc sẽ nhanh chóng làm dịu các cơn đau vai gáy.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng phương pháp châm cứu để điều trị đau vai gáy.

Phương pháp Tây y

Với phương pháp Tây y, các bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân uống thuốc. Ưu điểm của thuốc tây là giúp giảm đau nhanh chóng; tuy nhiên nếu lạm dụng thuốc có thể đem đến những tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí là gây nhờn thuốc, lần sau bệnh nhân uống sẽ không có hiệu quả nữa.

  • Panadol Back + Neck: Giúp giảm đau, chống viêm nhiễm; tăng tuần hoàn não. Nhược điểm: thời gian giảm đau ngắn, cơn đau dễ tái phát.
  • Thuốc chữa đau vai gáy Alaxan: Được dùng khi cơ thể xuất hiện cơn đau nhức vai gáy, xương khớp và đau toàn thân, thuốc không được sử dụng trước và sau khi phẫu thuật.
  • Thuốc Acetaminophen: Giúp giảm đau và hạ sốt.
vicare.vn-bi-dau-vai-gay-khong-ngoai-duoc-co-dieu-tri-nhu-nao-body-2

Với 3 loại thuốc này, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến trước khi sử dụng.

Để quá trình điều trị bệnh đau vai gáy được hiệu quả hơn, người bệnh cần kết hợp điều trị ngay tại nhà, bằng cách:

  • Giảm đau: dùng cao dán; xoa bóp nhẹ nhàng ở khu vực bị đau; vận động vùng cổ, vai, gáy nhẹ nhàng, chườm ấm vùng bị đau, tắm bằng nước ấm
  • Không nên ngồi điều hòa và máy lạnh trong nhiều giờ liền vì có thể làm cơn đau dữ dội hơn, hiện tượng co cứng xuất hiện nhiều hơn.
  • Tuyệt đối không bẻ khớp cổ vì có thể khiến cho đĩa đệm bị thoát vị ra ngoài, làm bệnh trầm trọng hơn.

Xem thêm:

  • Tập Yoga bị đau mỏi vai gáy
  • Đau mỏi vai gáy dẫn đến đau đầu
  • Đau mỏi vai gáy sau khi ngủ dậy là bị làm sao?