Bị đau túi mật ở vị trí nào?

Nếu bạn thường xuyên xuất hiện những cơn đau sau khi ăn thì có thể đây là dấu hiệu của bệnh liên quan đến túi mật. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu kỹ hơn các bệnh ở túi mật là gì và khi bị đau túi mật ở vị trí nào qua bài viết dưới đây.

Bị đau túi mật ở vị trí nào? Bị đau túi mật ở vị trí nào?

1.Vị trí và chức năng của túi mật

Túi mật là một túi nhỏ có hình quả lê, màu xanh, nằm dưới gan, có chứa mật do gan tạo ra và đồng thời tiết mật vào ruột khi có thức ăn. Mật có dạng sền sệt, màu xanh lục, có vị đắng.

Túi mật có những chức năng gì đối với cơ thể là điều mà rất nhiều người thắc mắc.

Đầu tiên, mật tiết ra muối mật giúp phân hủy các chất béo có trong thức ăn, thúc đẩy quá trình phân hủy lipid, giúp cho các chất béo đi qua thành ruột được dễ dàng.

Tiếp đó, muối mật (bao gồm muối Kali, muối Natri) có tác dụng vận chuyển các vitamin tan trong dầu như vitamin A,D,E,K và carotene.

Trong trường hợp có thể không có thức ăn, không có bất kỳ quá trình tiêu hóa nào diễn ra thì dịch mật sẽ quay ngược về túi mật. Một ngày, gan sản sinh ra khoảng 450ml dịch mật.

vicare.vn-bi-dau-tui-mat-o-vi-tri-nao-body-1

2. Bị đau túi mật ở vị trí nào và do những nguyên nhân nào?

Để xác định được bị đau túi mật ở vị trí nào thì trước tiên cần phải xác định được nguyên nhân gây ra bệnh. Một số bệnh ở túi mật thường gặp đó là:

Viêm túi mật

Viêm túi mật là tình trạng nhiễm trùng ở túi mật. Nguyên nhân gây viêm là do sỏi mật bị kẹt trong ống dẫn từ túi mật đến ruột. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây nhiễm trùng, thủng túi mật.

Khi bị viêm túi mật, bệnh nhân sẽ thường xuyên xuất hiện những cơn đau đớn ở vùng bụng bên phải (nơi vị trí của túi mật) hoặc đau quặn thắt ở vùng hạ sườn phải, cơn đau lan lên ngực vai phải. Kèm theo các triệu chứng như ợ hơi, buồn nôn sau những bữa ăn giàu chất béo; vàng da vàng mắt; thân nhiệt giảm; phân nhạt màu; cảm giác ngứa da; sốt và ớn lạnh.

Sỏi mật

Sỏi mật là những lắng đọng bất thường của mật, tạo nên những hạt cứng, rắn chắc như đá (sỏi viên) hoặc nhầy như bùn (sỏi bùn mật). Nguyên nhân của sỏi mật có thể do giun sán hoặc do rối loạn chuyển hóa làm thay đổi cholesterol, sắc tố mật và muối mật trong dịch mật, tạo thành sỏi.

Cơn đau do sỏi mật ở mỗi người là khác nhau vì còn phụ thuộc vào vị trí của sỏi mật. Về cơ bản, bị đau do sỏi mật thường ở những vị trí sau:

  • Đau bụng mạn sườn phải: xuất hiện các cơn đau ở góc sườn bên phải hoặc vùng thượng vị. Bệnh nhân đau âm ỉ hay dữ dội còn tùy thuộc vào tính chất của sỏi to hay nhỏ. Cơn đau thường xuất hiện sau khi ăn nhiều đồ chiên xào, dầu mỡ.
  • Đau do sỏi viên, sỏi bùn túi mật: cơn đau tập trung ở dưới sườn phải, kèm chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn.
  • Đau do sỏi nằm trong gan, ống mật chủ: bệnh nhân đau quặn ở vùng hạ sườn phải, lan ra phía vai và sau lưng, vùng thượng vị kèm theo biểu hiện vàng da, vàng mắt, sốt cao.

Polip túi mật

Polip túi mật hay u nhú niêm mạc tuyến túi mật là tổn thương dạng u trên niêm mạc túi mật. Khi bị bệnh polip túi mật, đa số bệnh nhân cảm thấy đau tức nhẹ khi ấn vào vùng hạ sườn phải, cơn đau nhiều hơn sau khi ăn kèm theo triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn.

3. Phải làm gì để làm giảm cơn đau túi mật?

vicare.vn-bi-dau-tui-mat-o-vi-tri-nao-body-2

Cơn đau túi mật thường xuất hiện đột ngột hoặc sau bữa ăn chứa nhiều chất béo. Nếu không muốn sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng các cách đơn giản sau để giúp giảm cơn đau hiệu quả:

  • Chọn tư thế nghỉ ngơi phù hợp: tư thế nằm cong gập người, thu đầu gối lên sát ngực là tư thế tốt nhất để giảm đau hiệu quả.
  • Chườm ấm vào vùng đau: đặt túi sưởi hoặc nước ấm lên vùng bị đau từ 20-30 phút. Sức nóng sẽ làm giãn cơ trơn đường mật, giúp dịch mật lưu thông dễ dàng hơn hoặc giảm tình trạng sỏi bị mắc kẹt, từ đó làm giảm cơn đau.
  • Uống giấm táo, nước ép trái cây: ít người biết được rằng chất acid trong giấm táo có tác dụng rất tốt trong việc giảm cơn đau do sỏi mật trong vòng 15 phút. Cách pha: 5ml giấm táo + 250ml nước và uống trong ngày. Lưu ý phương pháp này không áp dụng với bệnh nhân bị đau dạ dày.
  • Chế độ ăn hợp lý: nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ, hoa quả giàu vitamin c,...để giảm hấp thu cholesterol. Hạn chế ăn thực phẩm giàu cholesterol như thịt đỏ, nội tạng động vật, đồ chiên rán,... vì chúng có thể kích thích tăng kích thước sỏi mật.

Nếu bạn đã áp dụng các cách mà cơn đau vẫn không hề thuyên giảm thì cần nhanh chóng đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa sớm.

Xem thêm:

  • Viêm túi mật-Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sỏi mật
  • Có nên phẫu thuật ngay khi phát hiện sỏi túi mật không?
  • Đau dưới hạ sườn bên phải, sờ thấy căng, ấn vào thấy đau có phải là bệnh viêm túi mật không?