Bị đau bụng tiêu chảy uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Tiêu chảy là bệnh phổ biến, có lẽ mỗi người đều bị tiêu chảy ít nhất một lần trong đời. Tiêu chảy thường kèm theo triệu chứng buồn nôn, ói mửa hay bị co thắt dạ dày. Cách xử lý tiêu chảy như thế nào? Khi bị đau bụng tiêu chảy uống thuốc gì? Hãy cũng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Bị đau bụng tiêu chảy uống thuốc gì cho nhanh khỏi? Bị đau bụng tiêu chảy uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Tiêu chảy là bệnh phổ biến, có lẽ mỗi người đều bị tiêu chảy ít nhất một lần trong đời. Tiêu chảy thường kèm theo triệu chứng buồn nôn, ói mửa hay bị co thắt dạ dày. Cách xử lý tiêu chảy như thế nào? Khi bị đau bụng tiêu chảy uống thuốc gì? Hãy cũng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Nguyên nhân gây đau bụng tiêu chảy?

Tiêu chảy được chia thành tiêu chảy cấp và tiêu chảy mãn tính. Tiêu chảy cấp là tình trạng tiêu chảy kéo dài dưới 2 tuần. Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 2 tuần, được xem là tiêu chảy mãn tính.

Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy rất đa dạng. Trong đó một số nguyên nhân thông thường gây bệnh tiêu chảy cấp tính thường là: Nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng, ký sinh trùng, thuốc men hoặc do rối loạn đường ruột.

  • Do virus: Virus nhân lên trong liên bào ruột non, phá hủy cấu trúc liên bào, làm cùn nhung mao, gây tổn thương men tiêu hóa đường đôi dẫn đến làm giảm hấp thu đường đôi (lactose trong sữa).
  • Vi khuẩn và ký sinh trùng: Thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm có thể truyền vi khuẩn và ký sinh trùng cho cơ thể. Tiêu chảy gây ra bởi vi khuẩn và ký sinh trùng khi đi du lịch ở các nước đang phát triển và thường được gọi là tiêu chảy du lịch.
  • Do dùng thuốc: Nhiều loại thuốc có thể gây ra tiêu chảy, phổ biến nhất là thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn tốt và xấu, có thể làm nhiễu loạn sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn trong đường ruột.
  • Không dung nạp đường: Lactose là một loại đường được tìm thấy trong sữa và các sản phẩm sữa khác. Nhiều người gặp khó khăn trong tiêu hóa lactose và bị tiêu chảy sau khi ăn các sản phẩm sữa.
  • Chất ngọt nhân tạo: Được tìm thấy trong kẹo cao su và các sản phẩm đường khác, có thể gây tiêu chảy ở một số người khỏe mạnh.
  • Do rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy mạn tính có một số nguyên nhân khác, chẳng hạn như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh celiac, viêm đại tràng kính hiển vi và hội chứng ruột kích thích...
HoiBenh.vn-dau-bung-tieu-chay-uong-thuoc-gi-body-2
Tiêu chảy có thể do rối loạn tiêu hóa

Tiêu chảy có nguy hiểm không?

Người bệnh có triệu chứng điển hình như:

  • Đầy bụng, sôi bụng
  • Tiêu chảy liên tục, nhiều lần (lúc đầu phân lỏng, sau toàn nước. Trong trường hợp bị bệnh tả, phân toàn nước đục như nước vo gạo)
  • Nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ nôn ra toàn nước trong hoặc màu vàng nhạt
  • Người mệt lả, có thể bị chuột rút, biểu hiện tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng như khát nước, da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, có khi không đo được huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh... và có thể dẫn đến tử vong.

Tiêu chảy là một bệnh khá phổ biến, đặc biệt bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời có thể gây nên các biến chứng trầm trọng đe dọa đến sức khỏe của người bệnh. Trẻ em dễ bị tử vong do tiêu chảy nhiều hơn người lớn vì trẻ em bị mất nước rất nhanh.

Tiêu chảy là một loại bệnh thường gặp trong cộng đồng và thường diễn ra trong vòng từ 1 đến 2 ngày. Hầu hết các trường hợp tiêu chảy sẽ tự khỏi mà không cần một chế độ điều trị đặc biệt nào. Tuy nhiên, ở một số trường hợp tiêu chảy nặng gây mất nước nhiều hoặc kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

HoiBenh.vn-dau-bung-tieu-chay-uong-thuoc-gi-body-3
Tiêu chảy là một bệnh khá phổ biến

Bị đau bụng tiêu chảy uống thuốc gì?

Khi bị tiêu chảy, người bệnh nên được thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán và đánh giá tình trạng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Tuy nhiên, nếu chưa đi khám được, bạn có thể khắc phục bằng một số cách đơn giản khác.

Những việc cần làm tại nhà:

Bù dịch đường uống có thể được sử dụng để ngăn chặn bị mất nước

Các đồ uống tự làm ở nhà như nước cơm pha muối, nước yaua pha muối, súp gà và rau củ với muối cũng có thể cũng sẽ hỗ trợ nhiều cho bệnh nhân tiêu chảy. Với mỗi lít nước gạo rang hoặc ngũ cốc nấu nước cho vào từ 1⁄2 thìa cà phê muối hoặc uống oresol. Tuy nhiên không nên cho bệnh nhân tiêu chảy uống dung dịch chứa quá nhiều đường và muối, vì như thế sẽ khiến việc mất nước còn trầm trọng hơn.

HoiBenh.vn-dau-bung-tieu-chay-uong-thuoc-gi-body-4
Điều trị đau bụng tiêu chảy bằng nước gạo rang và muối

Cần đi khám bác sĩ hoặc nhập viện trong các trường hợp sau

Cần đưa người bệnh đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu mất nước ngày càng nặng (da khô, mắt trũng, khát nước liên tục); Tiêu chảy trầm trọng (đại tiện phân lỏng > 10 lần /ngày); Phân đen như bã cà phê hoặc lẫn máu; sốt...

Điều trị bằng thuốc

  • Dùng kháng sinh: Kháng sinh có thể giúp điều trị tiêu chảy gây ra bởi vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Tuy nhiên, nếu virus gây ra bệnh tiêu chảy, thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng gì.
  • Thuốc giúp bù nước và điện giải: Oresol là thuốc thường được dùng và có bán tại các hiệu thuốc.
  • Men vi sinh: Các vi khuẩn sống được đông khô, khi vào ruột chúng sinh sôi rất nhanh tạo ra một đội quân hùng hậu trấn áp các vi khuẩn có hại như E. Coli, Rotavirus.
  • Điều chỉnh đơn thuốc đang dùng: Một số loại thuốc bạn đang sử dụng có thể gây ra tiêu chảy. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể sửa đổi kế hoạch điều trị bằng cách giảm liều hoặc chuyển sang thuốc khác.
  • Điều trị các bệnh gây triệu chứng tiêu chảy: Bệnh Crohn, bệnh viêm loét đại trực tràng, hội chứng ruột kích thích...
HoiBenh.vn-dau-bung-tieu-chay-uong-thuoc-gi-body-5
Kháng sinh có thể giúp điều trị tiêu chảy gây ra bởi vi khuẩn hoặc ký sinh trùng

Khi bị đau bụng tiêu chảy thì nên ăn gì?

Dưới đây là những biện pháp hỗ trợ điều trị tiêu chảy hiệu quả tại nhà bằng những mẹo dân gian vô cùng đơn giản và dễ làm, mọi người có thể tham khảo.

1. Bổ sung nước cho cơ thể

Uống 8 ly nước mỗi ngày là cách hữu hiệu để chống mất nước khi bị đau bụng tiêu chảy. Mặc dù nước lọc không có chứa chất điện giải, nhưng nó vẫn là cách giải pháp được khuyên dùng cho bệnh nhân tiêu chảy. Khi bạn bổ sung nước, bạn nên giữ cho thức uống của bạn mát mẻ và uống từng ngụm nhỏ.

2. Sữa chua

Sữa chua là sự lựa chọn tuyệt vời cho những người bị tiêu chảy vì sữa chua tạo ra axit lactic trong ruột. Axit lactic sẽ tiêu diệt các vi khuẩn xấu giúp bạn chữa lành bệnh nhanh hơn.

Uống kháng sinh trong một thời gian dài có thể gây tiêu chảy, cụ thể, chúng sẽ giết chết các vi khuẩn tốt trong ruột nhưng ăn sữa chua sẽ sản xuất nhiều hơn các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bạn.

3. Trà hoa cúc

Một trong những cách cầm tiêu chảy một cách tự nhiên và hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua là trà hoa cúc vì trà này cực tốt trong việc chữa viêm đường ruột. Bên cạnh đó, trà hoa cúc còn có tác dụng chống co thắt.Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm một muỗng cà phê hoa cúc với lá bạc hà trong nước sôi khoảng 15 phút. Uống 3 tách trà hoa cúc sẽ giúp tình trạng tiêu chảy thuyên giảm đáng kể. Hoạt chất tannin trong trà hoa cúc có tác dụng chống tiêu chảy rất tốt.

HoiBenh.vn-dau-bung-tieu-chay-uong-thuoc-gi-body-6
Trà hoa cúc vì trà này cực tốt trong việc chữa viêm đường ruột

4. Thực phẩm giàu tinh bột

Đồ ăn giàu tinh bột được coi là chế độ ăn uống phù hợp để điều trị tiêu chảy vì chúng sẽ khiến dạ dày của bạn nhẹ bớt. Thực phẩm giàu tinh bột như: bột ngũ cốc, bột sắn hoặc gạo nấu chín... Lưu ý là không thêm quá nhiều đường hoặc muối vào những thực phẩm này vì chúng có thể khiến vấn đề trầm trọng hơn.

Các loại rau củ như cà rốt giúp tiêu hóa dễ dàng và điều trị bệnh đau bao tử rất tốt. Gạo trắng nấu chín như cơm trắng hay cháo trắng là sự lựa chọn thông minh cho những người muốn thoát khỏi bệnh tiêu chảy.

5. Quả việt quất

Quả việt quất được coi là thần dược có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Trong quả việt quất có chứa anthocyanosides, có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa giúp chống lại bệnh tiêu chảy rất tốt. Bạn có thể mua loại quả này tại một số cửa hàng hoa quả nhập khẩu hoặc siêu thị lớn.

6. Trà vỏ cam

Trà vỏ cam là biện pháp khắc phục bệnh tiêu chảy nhanh chóng. Cho trà vỏ cam vào ấm và đổ một ít nước nóng, để nguội trong một vài phút trước khi thưởng thức tách trà thơm ngon này.

HoiBenh.vn-dau-bung-tieu-chay-uong-thuoc-gi-body-7
Trà vỏ cam là biện pháp khắc phục bệnh tiêu chảy nhanh chóng

Tiêu chảy nên kiêng gì?

Một số thói quen, thực phẩm có thể khiến tình trạng tiêu chảy của bạn nặng nề hơn:

  • Hãy tránh xa bột yến mạch vì đường ruột của bạn khó có thể tiêu thụ được lượng dinh dưỡng lớn có trong nó.
  • Khoai tây chiên: Cũng là những thực phẩm giàu tinh bột giúp giảm nhẹ các cơn đau dạ dày và bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết mà bạn đang mất đi. Tuy nhiên, nếu bạn ăn khoai tây chiên sẽ khiến bệnh tiêu chảy nặng hơn và làm cho dạ dày đau đớn.
  • Phô mai, sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Khi bị đau bụng tiêu chảy mà uống sữa, đường ruột sẽ hoạt động kém đi. Hơn nữa, bạn cần tránh uống cà phê vì hệ thần kinh sẽ dễ bị kích thích.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường: Tiêu thụ những sản phẩm có đường khiến các triệu chứng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn.

Xem thêm:

  • Bệnh tiêu chảy cấp mùa hè và cách phòng chống
  • 4 nguyên nhân hiếm gặp của bệnh tiêu chảy
  • Người lớn bị tiêu chảy nên ăn gì và uống gì?