Bị chứng lẹo mắt có tự khỏi không?

Lẹo là bệnh phổ biến thường gặp ở mắt. Lẹo mắt gây rất nhiều khó chịu và đau ngứa mắt, thậm chí có thể dẫn đến tổn thương mắt. Hãy tham khảo thông tin dưới đây để tìm hiểu về các biện pháp chữa lẹo và đi tìm câu trả lời lẹo mắt có tự khỏi không.

Bị chứng lẹo mắt có tự khỏi không? Bị chứng lẹo mắt có tự khỏi không?

Lẹo là bệnh phổ biến thường gặp ở mắt. Lẹo mắt gây rất nhiều khó chịu và đau ngứa mắt, thậm chí có thể dẫn đến tổn thương mắt. Hãy tham khảo thông tin dưới đây để tìm hiểu về các biện pháp chữa lẹo và đi tìm câu trả lời lẹo mắt có tự khỏi không.

Phương pháp tự điều trị lẹo mắt

Một số phương giúp vết lẹo tự khỏi:

  • Vệ sinh mắt và vị trí lẹo bằng nước muối sinh lý ít nhất 2 lần một ngày, đặc biệt sau khi đi bụi hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Cần tránh đến khu vực bụi bẩn hoặc ô nhiễm, để tránh để tình trạng viêm trầm trọng hơn.
  • Phương pháp chườm ấm cho mắt hoặc vị trí lẹo ngày 3-6 lần/ngày, lẹo mắt sẽ lành nhanh hơn. Bạn hãy lấy một miếng vải hoặc làm ẩm với nước ấm. Sau đó đặt miếng nén này lên trên mắt (gần vị trí lẹo nhất) sau khi đã nhắm mắt đến khi miếng vải hoặc gạc hết ấm (thường là 5-10 phút). Ngoài ra cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý thay cho nước muối, để lẹo có thể lành nhanh hơn.

Chú ý khi tự điều trị lẹo:

  • Nên rửa tay sạch sẽ trước khi chạm tay vào mắt.
  • Miếng vải hoặc miếng gạc sử dụng phải sạch.
  • Tuyệt đối không được nặn hoặc ép, hãy để cho lẹo tự vỡ
  • Khi thấy mắt khó chịu hoặc cảm giác đau, viêm thì hãy đến khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
vicare.vn-leo-mat-co-tu-khoi-khong-body-1

Điều trị lẹo mắt bằng thuốc

Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh, kích thước lẹo và sức đề kháng mà phương pháp điều trị lựa chọn cũng khác nhau trên từng bệnh nhân. Cụ thể có một số phương pháp nêu dưới đây:

Bôi thuốc điều trị lẹo mắt theo chỉ định của bác sĩ. Chú ý

  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi bôi thuốc
  • Tránh để lọ thuốc chạm vào mắt trong quá trình tra thuốc
  • Giữ gìn sạch sẽ lọ thuốc trong khi điều trị

Trong trường hợp kích thước lẹo mắt lớn hoặc bệnh lý kéo dài dai dẳng có thể sử dụng

  • Sử dụng corticoid hoặc kháng sinh dạng thuốc mỡ bôi mắt hoặc dung dịch, chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa , không tự ý dùng thuốc vì dùng sai thuốc có thể gây tổn thương lan rộng, để lại sẹo gây quăp mi, tổn thương dai dẳng hoặc“ nhờn” thuốc khó điều trị trong những lần bị sau.
  • Có thể chích lẹo hoặc sử dụng cả hai phương pháp dùng thuốc và tiểu phẫu. Phương pháp này được sử dụng khi lẹo kích thước lớn, có nguy cơ chèn ép lên các cơ quan khác hoặc khi vỡ gây viêm nhiễm lan rộng.

Lẹo mắt có tự khỏi không?

Hầu hết các bệnh nhân bị lẹo nhỏ sau vài ngày lẹo sẽ tự khỏi. Tuy nhiên lẹo mắt có tự khỏi được không tùy thuộc và tình trạng nhiễm khuẩn, kích thước và mức độ nhiễm khuẩn của vết lẹo, cũng như sức đề kháng của từng người. Cụ thể mức độ tự khỏi sẽ được thể hiện dưới đây:

  • Với trường hợp lẹo nhỏ sau vài 3-4 ngày chườm ấm,bệnh sẽ tự khỏi.
  • Nếu lẹo to hoặc lẹo kéo dài lâu ngày không khỏi bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng corticoid hoặc dùng biện pháp chích để loại bỏ khối lẹo. Ngoài ra bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách vệ sinh hợp lý để điều trị hiệu quả và lẹo không tái phát nữa

Biện pháp phòng tránh lẹo mắt

  • Biện pháp để phòng tránh lẹo mắt tốt nhất là giữ vệ sinh và bảo vệ mắt của bạn. Bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
  • Tránh đưa tay dụi, chà mắt để tránh hiện tượng gây kích ứng mắt và nhiễm khuẩn lây lan trên mắt.
  • Chú ý bảo vệ mắt khỏi khói bụi, ô nhiễm không khí và các vật thể lạ bay vào mắt bằng cách sử dụng kính bảo vệ khi khi đi đường,hoặc khi làm việc nhà như dọn dẹp nhà cửa hay cắt cỏ.
vicare.vn-leo-mat-co-tu-khoi-khong-body-2
  • Hạn chế đến những nơi bụi bẩn hoặc nơi bị ô nhiễm không khí nặng nề
  • Khi thường xuyên trang điểm, cần chú ý rửa sạch hoặc tẩy trang sạch sẽ hàng ngày, nhất là vị trí mắt.
  • Chú ý thay mascara của bạn ít nhất mỗi 6 tháng mỗi lần vì vi khuẩn có thể phát triển khi mắt được trang điểm.
  • Tránh sử dụng chung khăn tắm, khăn lau hoặc đồ trang điểm ở mắt, để giảm thiểu sự lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
  • Chú ý rửa tay thường xuyên và sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn. Phải luôn chú ý để tay rời xa khỏi vị trí mắt của bạn. Đặc biệt chú ý rửa tay sạch sẽ sau khi chăm sóc cho một người khác bị lẹo hoặc bệnh nhiễm khuẩn nào khác.
  • Hạn chế sử dụng kính áp tròng: khi sử dụng kính áp tròng nguy cơ kích ứng và lây nhiễm mắt rất cao. Bạn nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng kính của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho đôi mắt của bạn. Bên cạnh đó khi mắt bị lẹo, nên tránh sử dụng kính áp tròng.

Ngoài ra cũng cần lưu ý khi thấy mắt bị cộm, khó chịu hoặc cảm giác có viêm hoặc nhiễm khuẩn mí mắt và kéo dài, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Nếu tình trạng viêm nhiễm ở mắt không được xử lý kịp thời có thể gây viêm nhiễm ở mắt, thậm chí có thể vi khuẩn có thể lây nhiễm và tấn công đến các bộ phận khác trên mắt, gây tổn thương mắt.

Xem thêm:

  • Những cách điều trị lẹo mắt hiệu quả
  • Điểm tên thuốc trị mụn lẹo ở mắt đáng lưu ý hiện nay
  • 7 nhóm thực phẩm người bị lẹo mắt nên kiêng