Bị chảy máu chân răng là bệnh gì và có nguy hiểm không?

Vậy thì chảy máu chân răng là bệnh gì và có nguy hiểm hay không? Hãy cũng HoiBenh đi tìm hiểu những nguy cơ sức khỏe có thể gây ra do chảy máu chân răng nhé.

Bị chảy máu chân răng là bệnh gì và có nguy hiểm không? Bị chảy máu chân răng là bệnh gì và có nguy hiểm không?

Chảy máu chân răng là một vấn đề về răng miệng khá phổ biến, nhiều người thường rất lo lắng vì không biết tại sao chân răng mình lại chảy máu như vậy. Vậy thì chảy máu chân răng là bệnh gì và có nguy hiểm hay không?. Hãy cũng chúng tôi đi tìm hiểu những nguy cơ sức khỏe có thể gây ra do chảy máu chân răng nhé.

Nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng chủ yếu là do bệnh lý răng miệng gây ra như là sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu. Bởi vì khi thức ăn còn sót lại ở thân răng, kẽ răng mà không được làm sạch dần dần lâu ngày có thể tạo ra các mảng bám cao răng. Vi khuẩn vì thế sẽ chuyển hóa các như chất đường và tinh bột có ở trong thức ăn thừa và tạo thành axit gây phá vỡ cấu trúc răng, tác động đến nướu hay gây nên hiện tượng như là viêm nướu, viêm nha chu và theo đó gây ra nhiều các chứng bệnh khác. Cũng có thể đôi khi chảy máu chân răng còn được gây ra bởi những thay đổi trong cơ thể của người bệnh.

chảy máu chân răng là bệnh gì Sâu răng gây ra chứng chảy máu chân răng.

Chảy máu chân răng là bệnh gì?

Thực ra chảy máu chân răng không phải là một dấu hiệu thường thấy cho biết những nguy cơ về sức khỏe, tuy nhiên triệu chứng này vẫn cần phải thận trọng kiểm tra để loại trừ những bệnh có thể xảy ra.

1. Viêm lợi và viêm nha chu

Viêm lợi gây ra do sự tích tụ lâu ngày của các mảng bám, ngoài chảy máu chân răng ra còn có các triệu chứng khác có thể có bao gồm như sưng lợi, đau lợi. Nếu như không điều trị, viêm lợi lâu ngày sẽ trở thành nha chu, một dạng tiêu cực hơn của bệnh về lợi. Người bị viêm nha chu thường đi kèm với các triệu chứng khác như hôi miệng, răng yếu, răng lung lay. Nếu như không được điều trị , có thể dẫn đến rụng răng. Một số trường hợp nghiêm trọng có gây ra bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch, rối loạn cương dương.

2. Bệnh tiểu đường

Đây là căn bệnh về chuyển hóa các chất, liên quan đến mức độ tự sản xuất, hấp thụ đường và các insulin bên trong máu. Nếu như không điều trị, bệnh tiểu đường có thể sẽ dẫn đến hàng loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

vicare.vn-bi-chay-mau-chan-rang-la-benh-gi-body-2

3. Bệnh bạch cầu

Một dạng như ung thư trong máu hoặc là tủy xương, có biểu hiện là thiếu thành phần làm đông máu. Như vậy, việc chảy máu lợi có thể là biểu hiện của bệnh này.

4. Suy dinh dưỡng

Nghe có vẻ không liên quan nhưng thực ra lợi chảy máu có thể cho biết cơ thể đang có sự thiếu hụt nghiêm trong các chất dinh dưỡng. Bệnh này có thể được chữa bằng cách thực hiện riêng một chế độ ăn uống lành mạnh và lâu dài.

5. Thiếu hụt vitamin C

Do thiếu vitamin C ở trong chế độ ăn hàng ngày mà ngoài chảy máu chân răng, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như ngủ lịm, khó thở và gây nhức đau xương.

6. Thiếu hụt Vitamin K

Vitamin K có một vai trò quan trọng trong việc làm đông máu, vì thế mà quá ít vitamin này sẽ dẫn đến chảy máu chân răng một cách bất thường.

Thiếu vitamin K gây chảy máu chân răng bất thường. Thiếu vitamin K gây chảy máu chân răng bất thường.

Để trách các bệnh lý gây chảy máu chân răng và giảm thiểu tình trạng chảy máu nướu răng hàng năm mọi người nên đến nha sỹ kiểm tra răng; đánh răng ít nhất hai lần một ngày; nên dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn và ngừng hút thuốc lá.

Chế độ ăn cũng nên tăng cường một số loại thực phẩm có nguồn vitamin C dồi dào như ổi, cam, chanh, bưởi...; ngoài ra chuối, củ cải có chứa nhất nhiều vitamin K; nên ăn thêm các loại trái cây và rau quả có giàu chất xơ để tạo hiệu ứng loại bỏ đi các mảng bám lên răng và ở bề mặt lợi. Ngoài ra nên uống nhiều nước sau mỗi bữa ăn.

Với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp. Bạn có thể áp dụng vào những triệu chứng của bản thân để biết được bị chảy máu chân răng là bệnh gì và cơ thể bạn đang gặp vấn đề nào từ đó tìm ra cách điều trị phù hợp.

Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sống khỏe của HoiBenh.

>>> Xem thêm: Chảy máu chân răng là biểu hiện của bệnh gì?