Bị cảm cúm có nên truyền nước không?

Cảm cúm thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi tiếp xúc với virus cảm cúm. Nhiều người đã tự chữa trị, vậy cảm cúm có nên truyền nước không?

Bị cảm cúm có nên truyền nước không? Bị cảm cúm có nên truyền nước không?

Cảm cúm thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi tiếp xúc với virus cảm cúm. Dấu hiệu thông thường: cơ thể rã rời, đau đầu, hắt hơi, chảy nước mắt, sốt nhẹ, chảy nước mũi, ngứa cổ họng, ho khan.

vicare.vn-bi-cam-cum-co-nen-truyen-nuoc-khong-6 Bị cảm cúm nếu không điều trị hoặc điều trị quá muộn có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp...

Khi bị cảm cúm, nhiều người bệnh thường tự ý mua thuốc kháng sinh, không đến cơ sở y tế khám. Việc này rất nguy hiểm bởi kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm được các vi khuẩn, không có tác dụng đối với virus. Tự điều trị kháng sinh với cảm cúm sẽ gây lờn thuốc, bệnh không thuyên giảm.

Nhiều trường hợp còn tự ý truyền nước vì cho rằng cơ thể đang mất nước. Tuy nhiên, không phải thời điểm nào truyền nước biển vào cơ thể cũng tốt.

Việc truyền cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ, nếu truyền một cách bừa bãi, truyền quá liều, truyền với tốc độ nhanh (tốc độ chảy của nước vào cơ thể) có thể gây ra nhiều nguy hiểm tới tính mạng.

Việc làm này có thể dẫn tới sưng phù ở vùng tiếp xúc với kim truyền, thậm chí còn gây sốc và dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Các biểu hiện khi bị sốc nước có thể gặp là rét run, sắc mặt tái nhợt, ra nhiều mồ hôi, khó thở, tức ngực...

vicare.vn-bi-cam-cum-co-nen-truyen-nuoc-khong-3

Lưu ý khi bị cảm cúm

Khi bị cảm cúm, người bệnh cần tăng cường uống nước để loại bỏ các chất có hại ra khỏi cơ thể và bổ sung lượng nước đã mất.

Ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin để nâng cao sức đề kháng.

Chú ý giữ ấm vừa phải, lưu thông không khí trong phòng.

Ngủ và nghỉ ngơi hợp lý.

Đặc biệt, người bị cảm cúm cần được điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Xem thêm thông tin y tế, sức khỏe tại Vicare

>>> Xem thêm: Bị cảm cúm nên ăn gì tốt nhất