Bị bỏng có nên bôi kem đánh răng hay không?
Theo nghiên cứu của PGS. TS Nguyễn Tuấn Ngọc thì kem đánh răng là chất có tính the mát nên được nhiều người tin rằng bôi kem đánh răng lên vết thương
Bị bỏng có nên bôi kem đánh răng hay không?
Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta bị phỏng là một tai nạn thường xuyên xảy ra, cách xử lý vết bỏng ban đầu khá quan trọng nhằm giảm sự đau rát và ngăn chặn những hậu quả về sau.
Với nhiều người khị bị bỏng họ thường sử dụng nước lạnh hoặc dùng kem đánh răng bôi lên bề mặt để làm dịu vết thương. Như vậy bị bỏng có nên bôi kem đánh răng hay không? Cách làm này có thực sự hiểu quả hay không?
Bị bỏng bôi kem đánh răng- nguy hiểm khôn lường
bị bỏng thì giúp làm mát vùng da bị thương đó một cách nhanh nhất. Ông cho biết đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, bởi vì trong kem đánh răng có chứa kiềm, nếu như gặp môi trường thuận lợi như những vết thương bỏng do nhiệt độ cao gây ra thì có thể xâm nhập vào sau trong vết thương và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, hoặc gây ra nhiễm trùng ở khu vực bị bỏng làm cho vết thương lâu lành hoặc làm tăng mức độ đau rát của vết thương lên.
Tuy nhiên nếu như trường hợp nạn nhân chỉ bị bỏng nhẹ thì có thể sử dụng kem đánh răng để làm mát và dịu vết thương. Chất kiềm bên trong kem đánh răng có thể làm trung hòa và dịu bớt vết thương, tuy nhiên trước khi bôi kem đánh răng lên vùng da bị bỏng thì nên ngâm vết thương đó vào nước lạnh hoặc nước sôi để nguội 20 phút để làm sạch và dịu vết thương. Tuy nhiên chữa bỏng bằng kem đánh răng không phải là cách tốt nhất mà đây chỉ là trường hợp sơ cứu khi chúng ta bị bỏng axit ở cấp độ nhẹ mà thôi.
Các bước sơ cứu vết thương bị bỏng chúng ta nên biết
- Bước thứ nhất: Ngâm vết bỏng đó vào nước lạnh trong vòng 20 cho đến 30 phút. Tuyệt đối không được sử dụng đá để chườm lên vết bỏng.
- Bước thứ 2: Sau khi ngâm nước cho vết bỏng thì chúng ta xác định cấp độ bỏng để xem có nên đến bệnh viện hay không. Sau đó sử dụng một miếng gạc vô khuẩn, hoặc một miếng vải sạch băng vùng bị bỏng lại để tránh bụi bẩn và vi khuẩn bám vào gây nhiễm trùng cho vết thương. Nếu bỏng nặng thì chúng ta nên tới ngay các cơ sở y tế gân nhất để điều trị và hạn chế tối đa các hậu quả về sau.
Khi bị bỏng thì bạn cần bình tĩnh để có thể tìm ra cách xử lý kịp thời, và hạn chế tối đa các mức độ nguy hiểm mà nó gây ra. Tuyệt đối không nên dùng các loại thuốc mỡ, dầu, nước mắm, lá cây, kem đánh răng... hoặc bất kỳ chất nào thoa vào vùng bỏng. Tác dụng của những cách đắp này chưa được xác thực, trong khi biến chứng để lại nặng nề hơn vì dễ gây nhiễm trùng cho nạn nhân.