Bị bỏng bô nên làm gì?

Ở Việt Nam, rất nhiều người đã bị bỏng bô. Bỏng bô thường hay để lại vết sẹo mất thẩm mỹ và cũng rất khó chịu. Vậy thì khi bị bỏng bô nên làm gì để vết thương không trở nên nghiêm trọng và để lại sẹo? Hãy tìm hiểu trong bài sao đây.

Bị bỏng bô nên làm gì? Bị bỏng bô nên làm gì?

Ở Việt Nam, rất nhiều người đã bị bỏng bô. Bỏng bô thường hay để lại vết sẹo mất thẩm mỹ và cũng rất khó chịu. Vậy thì khi bị bỏng bô nên làm gì để vết thương không trở nên nghiêm trọng và để lại sẹo? Hãy tìm hiểu trong bài sau đây.

Bị bỏng bô nên làm gì?

Do tỷ lệ xe máy cao, đường chật hẹp, nên nhiều người Việt Nam bị bỏng bô. Để vết thương không trở nên nghiêm trọng và để lại sẹo thâm, mất thẩm mỹ, bạn nên thực hiện các bước sơ cứu sau:

  • Hạ nhiệt vết bỏng: khi bị bỏng bô, việc đầu tiên cần làm là hạ nhiệt vết bỏng bằng cách ngâm vào nước lạnh và sạch khoảng 15 - 20 phút. Việc hạ nhiệt vết bỏng giúp cho vết bỏng không đi sâu vào lớp da thịt. Vết bỏng càng sâu thì càng khó khỏi và dễ để lại sẹo. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên ngâm vết bỏng quá 20 phút, vì có thể khiến vết thương bị hoại tử.
  • Làm sạch vết thương: sau khi ngâm vào nước lạnh, cần rửa vết bỏng bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9% hoặc dung dịch Providine 10%. Tuyệt đối không sử dụng oxy già, thuốc đỏ, hoặc cồn y tế vì những dung dịch này sẽ làm chết mô hạt, để lại sẹo xấu. Đối với người bị dị ứng I-ốt hoặc phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú thì không nên sử dụng dung dịch Providine.
  • Kháng khuẩn: sau khi đã làm sạch vết thương, bạn có thể sử dụng một chút mật ong thoa lên vết bỏng. Mật ong có tác dụng bảo vệ vết thương và kháng khuẩn. Một cách khác là bạn có thể mua thuốc xịt bỏng Panthenol ở ngoài hiệu thuốc và xịt vào vết bỏng. Thuốc có tác dụng kháng viêm và ngăn ngừa bội nhiễm vết thương.
  • Nếu vết bỏng nặng và sâu, bạn nên đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.
  • Nếu vết bỏng nhẹ, bạn không nên băng bó vết thương. Nên để vết thương thoáng, tiếp xúc với không khí, như vậy sẽ nhanh lành hơn. Hạn chế không để vết bỏng tiếp xúc với quần áo, bụi bẩn.
  • Nếu vết bỏng sâu, có thể dùng gạc mỡ vaseline, là loại gạc có sẵn thuốc mỡ vaseline, để bảo vệ vết bỏng bô. Tuy nhiên, không nên băng quá chặt, vì khi băng quá kín có thể dẫn đến sừng hóa vết thương, để lại sẹo.
vicare-bi-bong-bo-nen-lam-gi-body-1

Làm gì để ngăn ngừa sẹo khi bỏng bô?

Bỏng bô rất dễ để lại những vết sẹo thâm, rất mất thẩm mỹ. Để vết bỏng bô không để lại sẹo, bạn cần sơ cứu vết thương kịp thời, làm mát vết thương để vết bỏng không sâu. Khi băng bó vết thương không nên băng bó quá chặt, sẽ dẫn đến sừng hóa da, để lại sẹo.

Một số bài thuốc dân gian sử dụng nghệ hoặc kem có thành phần nghệ để giảm sẹo. Tuy nhiên, đối với vết bỏng bổ, thường là vết thương lớn, thì nghệ không có hiệu quả mấy. Ngoài ra, Viện Bỏng Quốc gia thống kê có rất nhiều trường hợp dị ứng với nghệ tươi. Vì thế, sử dụng nghệ tươi có thể khiến cho sẹo thâm hơn.

Thực ra, với y học hiện đại, có rất nhiều sản phẩm có thể giúp làm lành sẹo. Với vết sẹo mới, dưới 3 tháng, bác sĩ có thể sử dụng các sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc kết hợp với các sản phẩm ức chế men tyrosinaza bôi lên vết sẹo thâm. Với vết sẹo trên 3 tháng, bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật dermaroller, hoặc tấm dính bằng gel sillicon.

Xem thêm:

  • Bỏng dạ bôi thuốc gì để không bị sẹo?
  • Cách điều trị bỏng bô xe máy an toàn không để lại sẹo
  • Mẹo hay chữa bỏng bô an toàn, hiệu quả không để lại sẹo