Bị bệnh vảy nến hồng có sao không?

Vảy nến hồng là một bệnh da liễu thông thường và lành tính, nhưng rất nhiều bệnh nhân vẫn rất hoang mang, lo lắng khi biết mình bị bệnh. Vậy bệnh vảy nến hồng là gì, có nguy hiểm không và hướng điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây

Bị bệnh vảy nến hồng có sao không? Bị bệnh vảy nến hồng có sao không?

Vảy nến hồng là một bệnh da liễu thông thường và lành tính, nhưng rất nhiều bệnh nhân vẫn rất hoang mang, lo lắng khi biết mình bị bệnh. Vậy bệnh vảy nến hồng là gì, có nguy hiểm không và hướng điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây.

Thế nào là bệnh vảy nến hồng?

Bệnh vảy nến hồng là bệnh phát ban thường bắt đầu bằng một đốm tròn hoặc bầu dục lớn trên ngực, bụng hoặc lưng của bạn, sau đó lan ra khắp người và có thể gây ngứa.

Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ nhóm tuổi nào, nhưng thường xảy ra ở độ tuổi từ 10 đến 35, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới.

Bệnh thường xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân, và tự biến mất trong vòng 10 tuần.

Các biểu hiện của bệnh:

  • Khởi phát: bệnh vảy nến hồng điển hình thường bắt đầu bằng một mảng lớn, hơi nổi lên, có vảy, màu hồng ở ngực, bụng và lưng của bạn. Trước khi đốm này xuất hiện, một số người có thể gặp đau đầu, mệt mỏi, sốt hoặc đau họng.
  • Tiến triển: một vài ngày đến một vài tuần sau khi đốm hồng ban xuất hiện, bạn có thể thấy những đốm vảy nhỏ hơn trên khắp ngực, bụng, lưng với kích thước từ 0,5 đến 2cm. Điểm đặc biệt là những đốm này sẽ sắp xếp như hình cây thông. Phát ban có thể gây ngứa nhiều.

Màu sắc: những đốm vẩy nến hồng thường sắp xếp giống hình vẩy cá với màu hồng đặc trưng. Cũng có những bệnh nhân có da đậm màu thì đốm có màu xám hoặc nâu đậm.

vicare.vn-bi-benh-vay-nen-hong-co-sao-khong-body-1

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân của bệnh vẩy nến hồng hiện tại chưa rõ ràng. Một số bằng chứng cho thấy bệnh có liên quan đến virus, đặc biệt là một số chủng virus herpes như HHV6 hay HHV7. Bệnh vẩy nến hồng không được cho là bệnh truyền nhiễm.

Biến chứng thường gặp :

  • Ngứa dữ dội
  • Các hồng ban có thể khỏi hoàn toàn, nhưng trên người có da sẫm màu, các đốm nâu sẽ kéo dài hơn.

Khi nào cần đi khám?

Bệnh nhân được khuyến cáo nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa Da liễu khi có các triệu chứng sau:

  • Xuất hiện mảng hồng ban lớn, bong trốc ở vùng ngực, bụng, lưng.
  • Có nhiều đốm hồng nhỏ hơn tiếp tục xuất hiện ở khắp ngực, bụng, lưng.
  • Nếu bệnh nhân đã được chẩn đoán là bị bệnh nhưng điều trị kéo dài 3 tháng chưa khỏi cần đến tái khám ngay.

Điều trị như thế nào?

vicare.vn-bi-benh-vay-nen-hong-co-sao-khong-body-2
  • Trong đa số các trường hợp, bệnh sẽ khỏi trong vòng 10 tuần mà không cần phải dùng thuốc.
  • Việc điều trị chủ yếu là giúp giảm ngứa: như dùng thuốc kháng histamin (loratadin, chlorpheniramin...), hoặc bôi kem có chứa corticoid (Flucinar, Dermovate..)
  • Các thuốc kháng virus như acyclovir hay kháng sinh có thể rút ngắn thời gian kéo dài của bệnh xuống 1-2 tuần.

Bệnh vảy nến hồng cần kiêng gì?

  • Tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời bằng cách bôi kem chống nắng, che chắn khi đi ra ngoài trời.
  • Hạn chế sử dụng các đồ mỹ phẩm, hóa chất để tránh kích ứng da
  • Ăn chế độ khoa học, tránh ăn đồ cay nóng hay dùng chất kích thích như bia rượu. Tăng cường ăn rau xanh hoa quả, uống nhiều nước lọc hoặc sinh tố, nước ép rau củ quả.

Tóm lại nếu bạn phát hiện mình có những đốm bất thường trên cơ thể cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để được thăm khám, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Xem thêm:

  • Xuất hiện đốm đỏ trên da không ngứa là bị làm sao?
  • Phân biệt nốt chấm đỏ của sốt xuất huyết và phát ban
  • Da thường bị ngứa không rõ lý do. Có phải là bệnh?
  • Nguyên nhân gây ngứa, nổi mụn li ti về ban đêm thường gặp