Bị bệnh đái tháo đường có nên ăn thịt đỏ?

Đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ biến chứng đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể. Chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân tiểu đường được quản lý rất nghiêm ngặt để hạn chế tác động đến biến đổi đường huyết quá lớn. Vậy bị bệnh đái tháo đường có nên ăn thịt đỏ?

Bị bệnh đái tháo đường có nên ăn thịt đỏ? Bị bệnh đái tháo đường có nên ăn thịt đỏ?

Bị bệnh đái tháo đường có nên ăn thịt đỏ?

Trong thịt đỏ rất giàu chất đạm, protein và rất nhiều chất béo bão hòa. Ăn nhiều chất béo bão hòa thì mạch máu sẽ dễ bị xơ vữa và nguy cơ gặp nhiều bệnh về tim mạch. Nguy cơ bệnh tim mạch ở người bệnh đái tháo đường cao hơn nhiều so với đối tượng khác.

Đường huyết cao đã khiến mạch máu của người bệnh dễ bị tổn thương. Khi bệnh nhân bị mỡ máu, nguy cơ biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ...sẽ cao hơn. Đây là nguyên nhân khiến chuyên gia Đái tháo đường luôn khuyến cáo, người bệnh cần chú ý khi ăn loại thịt này.

Khi ăn thịt đỏ, bệnh nhân chỉ nên chọn phần thịt nạc. Chất béo bão hòa, cholesterol đều tập trung ở phần mỡ nên bệnh nhân hạn chế ăn sẽ tốt hơn. Đồng thời, một tuần bạn nên không ăn quá 300-500g loại thịt này thì sẽ tốt nhất. Bạn nên ăn đan xen với một số nguồn đạm tốt khác như: đạm thực vật từ các loại đậu đỗ, thịt trắng (cá biển, thịt gia cầm bỏ da... sẽ hạn chế được tình trạng chán ăn, nhàm chán bữa ăn.

vicare.vn-bi-benh-dai-thao-duong-co-nen-thit-do-body-1

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì?

Chế độ ăn của người tiểu đường khá đặc biệt. Cùng tìm hiểu một chút ở dưới đây.

  • Nhóm đường bột:

Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ... khá tốt, tuy nhiên khi được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào... thì hàm lượng tinh bột khá cao. Vì thế cần tiết chế ăn các loại carbohydrate nhiều, đặc biệt là cơm trắng.

  • Nhóm thịt cá:

Người bệnh đái tháo đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ... da gia cầm chứa khá nhiều cholesterol, không tốt cho tim mạch.

  • Nhóm chất béo, đường:

Các chất béo không bão hòa khá tốt cho chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive...

  • Nhóm rau:

chế biến rau bằng các cách đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn... sẽ khá tốt, nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo ăn cùng với rau.

  • Hoa quả:

Tăng cường ăn trái cây tươi, hoặc ép thành nước để uống thì sẽ khá tốt. Nhưng không nên chế biến thêm thành dạng salad như cho them kem, nước sốt vào đĩa hoa quả. Đặc biệt người bệnh tiểu đường nên chọn lựa những loại hoa của có lượng đường thấp để hạn chế tăng đường huyết.

Cũng theo Viện dinh dưỡng quốc gia, trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường, thực phẩm được chia cân đối cho bệnh nhân trong một bữa như sau:

  • Protein: khoảng 0,8g/kg/ngày đối với người lớn, tương đương với 15- 20% năng lượng khẩu phần.
  • Lipit: khoảng 25% tổng số năng lượng khẩu phần, nên bé hơn 30%.
  • Gluxit: khoảng 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần.

Đái tháo đường nên ăn kiêng gì?

Để hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao đột ngột, ảnh hưởng đến cơ thể. Bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm sau:

  • Hạn chế ăn tinh bột, nhiều carbohydrate như: gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng...
  • Hạn chế các thực phẩm nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, nhiều cholesterol, không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng.
  • Người bệnh tiểu đường hạn chế ăn thịt lợn mỡ, nội tạng động vật, da của gà, vịt, ít ăn kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, các loại nước có ga...
  • Hạn chế tối đa ăn các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả... lượng đường trong hoa quả sất cao hơn nhiều so với dạng tươi ngon, sẽ ảnh hưởng khá lớn đến đường huyết bệnh nhân.
vicare.vn-bi-benh-dai-thao-duong-co-nen-thit-do-body-2

Một số lưu ý cho chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường

Chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân tiểu đường được quản lý nghiêm ngặt, nhằm hạn chế những tác động xấu đến đường huyết bệnh nhân. Dưới đây là một số nguyên tắc để hạn chế tình trạng đường huyết tăng, ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

  • Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày, nhằm hạn chế tình trạng đường huyết tăng đột ngột.
  • Ăn uống điều độ, đúng giờ, hạn chế việc bỏ đói bản thân hoặc ăn quá no.
  • Không nên ăn quá nhanh cũng như thay đổi quá nhiều cơ cấu và khối lượng các bữa ăn hàng ngày, làm thay đổi lượng insulin tiết ra trong cơ thể tại các thời điểm.
  • Nghỉ ngơi sau khi ăn tầm 1 giờ, sau đó cần vận động, tránh nằm nhiều, ngồi lâu một chỗ sau ăn. Hãy dành thời gian tập luyện thể dục thể thao, điều này sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tốt hơn. Tiêu hao bớt lượng đường dư thừa tích tụ trong máu.

Xem thêm:

  • 8 dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Bệnh tiểu đường type 1 có nguy hiểm như bạn nghĩ?
  • Bạn có là đối tượng dễ bị mắc bệnh tiểu đường?