Bị áp xe răng nên uống thuốc gì?

Áp xe răng là nguyên nhân của việc viêm nhiễm hốc răng, nếu như chúng ta không điều trị kịp thời thì có thể đe dọa đến tính mạng của con người.

Bị áp xe răng nên uống thuốc gì? Bị áp xe răng nên uống thuốc gì?

Vậy đây là căn bệnh gì, triệu chứng của nó ra sao, và khi bị áp xe răng uống thuốc gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây bệnh áp xe răng

Nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này đó chính là không vệ sinh răng miệng sạch sẽ hoặc là vệ sinh không đúng cách. Khi đó các thức ăn và các mảng bám sẽ dính lên răng và tạo ra môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển.

Bên cạnh đó cũng có thể do biến chứng của căn bệnh hư răng ( phân hủy răng, sâu răng...). Hoặc do răng bị chấn thương như sứt hoặc mẻ răng, men răng bị vỡ... từ đó sẽ làm vi trùng len lỏi vào bên trong tủy răng, từ đó chúng sẽ lan ra chân răng và đi sâu vào trong xương chống đỡ răng gây sưng mủ và tạo nên bệnh áp xe răng.

vicare.vn-ap-xa-rang-la-gi-va-cach-dieu-tri

Bệnh áp xe răng nên uống thuốc gì?

Nếu như bị áp xe răng mà mặt không sưng tấy thì chỉ cần nhổ răng sâu đó và giúp cho mủ trắng thoát ra từ ổ răng, và làm giảm đau mà thôi. Có thể kết hợp với thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm và kèm theo đó là thuốc giảm đau. Còn khi mặt có sưng thì không được tự ý nhổ răng sâu đó đi, có thể sử dụng thuốc kháng sinh và nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Khi bị sưng do bệnh áp xe răng thì thuốc tê rất ít tác dụng, chính vì thế chúng ta có thể sử dụng erythromycin 250 mg, uống trong vòng 3 ngày, ngày 2 viên chia làm 2 lần uống. Nếu trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng thì có thể sử dụng kháng sinh erythromycin lâu hơn 250 mg, uống trong vòng 5 ngày.

Nếu như sau khi nhổ răng sâu rồi thì nên dùng thuốc kháng sinh thêm 3 ngày nữa. Nếu như còn có bọc mủ thì nên rạch mủ bằng dao vô trùng hoặc đầu thám châm đã được tiệt khuẩn sau đó đắp khăn ấm lên mặt và ngậm nước muối ấm loãng vào miệng. Có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau paracetamol, còn đối với trẻ em thì cần giảm liều lượng và không được sử dụng thuốc tetracillin vì nó có thể làm đổi màu răng.

Tuy nhiên theo khuyến cáo, khi bị áp xe răng người bệnh không nên sử dụng tùy tiện các loại thuốc, mà cần phải có sự theo dõi và chỉ định của bác sĩ. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân bị bệnh mà các nha sĩ sẽ có những cách điều trị tổng quát khác nhau, và cho thuốc điều trị bệnh áp xe răng phù hợp với cơ địa của mỗi người.

>>> Xem thêm: Bệnh áp xe răng ở trẻ em có nguy hiểm không?