Béo phì ở trẻ em được định nghĩa là gì?

Béo phì đang có xu hướng ngày càng gia trạng với độ tuổi trẻ hóa dần. Với điều kiện sống tốt, ăn nhiều, ít vận động và lối sống tĩnh làm tăng tình trạng béo phì ở trẻ em. Vậy béo phì ở trẻ em được định nghĩa là gì?

Béo phì ở trẻ em được định nghĩa là gì? Béo phì ở trẻ em được định nghĩa là gì?

Béo phì đang có xu hướng ngày càng gia trạng với độ tuổi trẻ hóa dần. Với điều kiện sống tốt, ăn nhiều, ít vận động và lối sống tĩnh làm tăng tình trạng béo phì ở trẻ em. Vậy béo phì ở trẻ em được định nghĩa là gì?

Béo phì ở trẻ em được định nghĩa là gì?

Béo phì được định nghĩa đơn giản là tình trạng cơ thể dư thừa mỡ phân bố bất thường trên cơ thể.

BMI được tính bằng cách chia cân nặng ( tính theo kg) cho bình phương chiều cao (tính theo mét) theo công thức:

BMI = W(kg)/H (m)2

Với, W là cân nặng, và H là chiều cao.

Trong đó BMI tính bằng cân nặng cơ thể (tính theo kg) chia cho chiều cao bình phương (mét) chia ra các mức độ sau

BMI dưới 18,5 kg/m2: gọi là thiếu cân, gầy;

BMI từ 18,5 – 24 kg/m2: là bình thường;

BMI từ 25 – 30: kg/m2: là thừa cân và BMI trên 30 kg/m2: gọi là béo phì.

vicare.vn-beo-phi-o-tre-em-duoc-dinh-nghia-la-gi-body-1

Cách tính béo phì ở trẻ em:

Cân nặng lý tưởng so với chiều cao (IBWH)

Cân nặng đo được

IBWH = ------------------------------------------------ x 100

Cân nặng trung bình so với chiều cao

Béo phì khi IBWH ≥ 120%

Cân nặng so với chiều cao: béo phì khi cân nặng so với chiều cao > + 2SD

Chỉ số khối cơ thể (BMI)

Cân nặng (kg)

BMI = ---------------------

(Chiều cao)2 (m)

Lứa tuổi 10-19 tuổi: Theo WHO sử dụng chỉ số BMI.

Nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em?

Béo phì đơn thuần: do cơ thể trẻ thay đổi cân bằng năng lượng, tăng lượng hấp thụ chất dinh dưỡng vào và giảm lượng tiêu hao làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể đặc biệt là ở bụng, mông, đùi và vai.

Dạng béo phì đơn thuần thường gặp ở những trẻ béo phì ăn nhiều, ăn khỏe, ít hoạt động và giảm chuyển hóa thân nhiệt. Trẻ béo phì thường cao lớn hơn ở lứa tuổi trước dậy thì, nhưng về lâu dài trẻ sẽ ngừng tăng trưởng sớm và có chiều cao trung bình thấp khi tới tuổi trưởng thành. Dạng béo phì này thường theo gen của gia đình. Những trẻ có bố mẹ, ông bà béo phì thường có nguy cơ dễ béo phì hơn, trong cơ thể có thể tìm thấy gen gây béo (Leptin)

Béo phì do nội tiết:

  • Béo phì do suy giáp trạng: béo toàn thân, lùn, da khô và thiểu năng trí tuệ.
  • Trứng cá, huyết áp cao.
  • Béo phì do thiểu năng sinh dục: Thường gặp trong 1 số hội chứng có thể kể tới như: Prader-Willi béo bụng, thấp, thiểu năng trí tuệ và hay gặp tinh hoàn ẩn. Hội chứng Lorence Moon Biel gây trẻ bị béo đều toàn thân, đái nhạt, thừa ngón và bị tật về mắt.

Béo phì do các bệnh về não: Thường xảy ra do các tổn thương vùng dưới đồi, sau di chứng của viêm não. Béo thường có kèm theo thiểu năng trí tuệ hoặc có triệu chứng thần kinh khu trú.

Béo phì do dùng thuốc: Uống thuốc Corticoid kéo dài trong thời gian điều trị bệnh hen, bệnh khớp, hội chứng thận hư hoặc vô tình uống thuốc đông y có trộn lẫn corticoid để điều trị chàm, dị ứng và hen. Đặc điểm béo của hội chứng Cushing, béo bụng là chủ yếu và không tìm thấy nguyên nhân trừ khai thác bệnh sử có sử dụng thuốc corticoid.

Tác hại của thừa cân và béo phì như thế nào?

Béo phì là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm kèm theo như bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, và các bệnh về xương khớp. Dưới đây là các hậu quả khôn lường của béo phì.

Về tâm lý: Người thừa cân, béo phì khiến mất tự tin trong giao tiếp, ngại xuất hiện trước đám đông, hay tự ti, tâm lý căng thẳng, chậm chạp, kém linh hoạt trong đời sống hàng ngày... làm giảm sút hiệu quả công việc, hạn chế sự cống hiến cho gia đình và xã hội.

Hậu quả, bệnh tật do mập, thừa cân, béo phì gây ra

Về sức khỏe: Trẻ bị tăng cân và đang gặp tình trạng thừa cân, béo phì sẽ có tỷ lệ mắc bệnh tật cao hơn ở trẻ bình thường.

Tim mạch: Cholesterol tỷ trọng thấp bám vào lòng mạch máu gây xơ hóa mạch, làm tăng huyết áp.

Hô hấp: Mỡ bám vào cơ hoành làm thông khí giảm, người béo sẽ bị thở nông, thở nhanh, hay mệt.

Tiểu đường: Các khối mỡ tích tụ, đặc biệt mỡ ở vùng bụng, bài tiết ra yếu tố đề kháng Insulin là nguyên nhân gây ra tiểu đường type II ở người thừa cân, béo phì.

Nội tiết: Trẻ béo phì sẽ lớn sớm hơn, xuất hiện kinh nguyệt sớm nhưng không đều.

Tiêu hóa: Thừa cân, béo phì còn khiến mỡ bám vào các quai ruột nên trẻ sẽ thường xuyên bị táo bón, dễ sinh ra bệnh trĩ. Sự ứ đọng của phân và các sản phẩm độc hại dễ sinh ra ung thư đại tràng. Mỡ bám vào gan dễ gây gan nhiễm mỡ, xơ gan. Ngoài ra, rối loạn chuyển hóa mỡ sinh ra sỏi mật.

Béo phì làm suy giảm trí nhớ: Thừa cân, béo phì khiến trẻ em học kém,mất tập trung hơn so với trẻ bình thường.

vicare.vn-beo-phi-o-tre-em-duoc-dinh-nghia-la-gi-body-2

Cách điều trị

Chế độ ăn: Là nguyên tắc cơ bản để hạn chế nguồn cung cấp năng lượng dư thừa của trẻ.Hạn chế đồ chiên dầu, bánh ngọt, đồ nhiều đường, nước ngọt,...bổ sung nhiều rau xanh, uống nhiều nước.

Tuy nhiên, trẻ em là cơ thể đang lớn do đó chỉ hạn chế thực phẩm giàu năng lượng như dầu mỡ, đường, bánh kẹo ngọt và cho trẻ ăn hạn chế tinh bột. Mục tiêu sao cho trong những tháng đầu kiểm soát chế độ ăn trẻ không tăng cân hoặc tăng <0,5kg/ tháng

Thể dục là phương pháp vừa an toàn lại hiệu quả nhất để làm giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể . Nên hướng cho trẻ tìm môn thể thao phù hợp mà trẻ thích để tập luyện. Các môn thể thao có thể áp dụng cho trẻ thường là nhảy dây, bơi lội, chạy hoặc đi bộ nhanh khoảng 60 phút/ ngày.

Cách tính béo phì ở trẻ em cha mẹ có thể áp dụng theo công thức tính trên bài viết. Hy vọng bài viết đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh béo phì để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.

Xem thêm:

  • Tác hại của thừa cân béo phì từ trẻ em đến người trưởng thành phải ghi nhớ
  • Thừa cân béo phì gây những hậu quả gì?
  • Thừa cân béo phì, nguyên nhân gây ra ít nhất 13 loại ung thư