Bệnh zona thần kinh mọc chỗ nào nguy hiểm nhất?

Zona thần kinh là một bệnh do virus gây nên, tấn công chủ yếu lên da và thần kinh ở vùng da đó. Bệnh thường khởi phát đột ngột, diễn biến cấp tính. Vậy bệnh zona thần kinh mọc chỗ nào nguy hiểm nhất? Các bạn hãy cùng HoiBenh tìm hiểu thông tin và cách điều trị bệnh zona để bảo vệ sức khỏe bản thân tốt hơn.

Bệnh zona thần kinh mọc chỗ nào nguy hiểm nhất? Bệnh zona thần kinh mọc chỗ nào nguy hiểm nhất?

1. Bệnh zona thần kinh là gì?

Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng do virus varicella-zoster gây ra, và đây cũng là virus gây bệnh thủy đậu cho con người. Ngay cả sau khi bạn đã hết thủy đậu, virus này vẫn có thể sống trong hệ thần kinh của người bệnh và khi tái hoạt động trở lại nó sẽ gây ra bệnh zona thần kinh. Bệnh zona cũng có thể được gọi là herpes zoster. Đây là bệnh nhiễm trùng do virus được đặc trưng bởi dấu hiệu phát ban da màu đỏ gây đau và rát.

Bệnh zona thần kinh thường có biểu hiện là một dải mụn nước ở vùng bị zona của cơ thể. Bệnh zona có thể mọc ở bất kỳ chỗ nào trên cơ thể như trên thân, cổ, mặt. Bệnh này không phải là một tình trạng đe dọa tính mạng nhưng có thể gây đau nhức và nếu bị nặng mà không kịp điều trị có thể để lại sẹo hay biến chứng cho người bệnh. Người bệnh có thể dùng vắc-xin để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh zona, điều trị sớm có thể giúp rút ngắn thời gian nhiễm bệnh và giảm nguy cơ biến chứng.

vicare.vn-benh-zona-than-kinh-moc-cho-nao-nguy-hiem-nhat-body-1

2. Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh

Siêu vi khuẩn varicella zoster là thủ phạm gây nên bệnh thủy đậu và zona. Đầu tiên, cơ thể người tiếp xúc với các virus, nó lan rộng gây loét, ngứa gọi là bệnh thủy đậu. Sau đó nó đi vào trong các tế bào thần kinh, xuất hiện trở lại sau một vài năm thậm chí hàng chục năm sau, gây ra bệnh zona.

Bệnh zona thần kinh rất dễ chẩn đoán, chỉ cần dựa vào những triệu chứng là có thể phát hiện ra bệnh. Thông thường, những mụn nước đóng vảy trong khoảng từ 7-10 ngày, và hoàn toàn biến mất trong khoảng từ 2-4 tuần. Ở những người khỏe mạnh, các mụn thường không để lại sẹo, đau đớn và ngứa sẽ biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng. Nhưng những người có hệ miễn dịch suy yếu, các mụn nước sẽ phát triển khó lành.

Ở một số người lớn tuổi, bệnh zona thần kinh có thể gây đau đớn kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm sau khi bệnh đã được chữa lành. Những đau đớn này do thần kinh bị tổn thương, được gọi là đau dây thần kinh sau zona. Có người cảm thấy ngứa khủng khiếp ở khu vực từng bị phát ban. Trong trường hợp nặng, đau hoặc ngứa có thể gây ra mất ngủ, giảm cân hoặc trầm cảm.

Ngoài ra, nếu zona xuất hiện xung quanh mắt hay trán, nó có thể gây nhiễm trùng mắt thậm chí gây mù. Nếu zona tấn công vào tai, thính giác có thể bị kém. Trong trường hợp hiếm hoi, zona có thể tấn công vào não hoặc tủy sống. Có thể ngăn ngừa các biến chứng bằng cách điều trị bệnh zona càng sớm càng tốt.

3. Triệu chứng thường gặp của bệnh zona

Các triệu chứng đầu tiên và đáng chú ý nhất của bệnh zona thường là đau và nóng rát. Cơn đau thường điển hình ở một bên cơ thể và xuất hiện từng mảng nhỏ, theo sau là phát ban đỏ. Đặc trưng của phát ban bao gồm:

  • Các mảng đỏ
  • Bóng nước đầy dịch và dễ vỡ
  • Phát ban khu trú xung quanh từ cột sống đến thân mình
  • Phát ban trên mặt và tai
  • Ngứa, rát

Ngoài những triệu chứng trên, một số người còn có dấu hiệu và triệu chứng như: Sốt, ớn lạnh, nhức đầu, mệt mỏi, yếu cơ.

vicare.vn-benh-zona-than-kinh-moc-cho-nao-nguy-hiem-nhat-body-2

4. Bệnh zona thần kinh mọc chỗ nào nguy hiểm nhất

Bị zona ở môi, miệng và ở mắt là 3 vị trí nguy hiểm nhất khi mắc bệnh zona thần kinh, tuy nhiên có thể nói nguy hiểm nhất vẫn là vị trí ở miệng.

Môi và miệng chính là một điểm yếu của cơ thể, nó sẽ dễ gây ra hiện tượng tổn thương. Nếu như các mụn nước này bị loang ra quanh môi sẽ liên quan nhiều tới những bệnh khác chứ không riêng gì bệnh zona thần kinh. Bệnh zona thần kinh ở môi thường đặc trưng bởi những nốt phát ban tập trung ở một bên miệng. Rất hiếm khi có biểu hiện riêng biệt ở môi mà còn xuất hiện tại nhiều vùng da ở những bộ phận khác.

Đối với bệnh zona mọc tại mắt cũng là vùng khá nguy hiểm mà nhiều bệnh nhân chủ quan. Và nếu không điều trị triệt để bệnh zona thần kinh ở mắt có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khác như khô mắt, hoạt tử võng mạc, liệt dây thần kinh mắt, viêm tắc tuyến sụn kết mạc thậm chí là mù lòa suốt đời mà không thể hồi phục được.

Cũng cần phải chú ý rằng, bị zona ở môi hay mắt khi đã điều trị khỏi rồi cũng có thể tái phát lại lần nữa nhất là người có hệ miễn dịch kém, người cao tuổi, trẻ nhỏ, người thường xuyên lo âu, stress, căng thẳng.

5. Những lưu ý cần thiết về bệnh zona thần kinh

  • Khi tắm rửa bệnh nhân cần giữ vùng da bị tổn thương sạch sẽ khô ráo.
  • Nếu bị zona ở trên cơ thể thì bệnh nhân cần mặc quần áo rộng để tránh cọ phải vết thương khiến vết thương bị vỡ và lây lan.
  • Tránh tiếp xúc vào vùng da của những người chưa từng bị thủy đậu, đang bệnh hoặc những người bị suy giảm miễn dịch.
  • Không được gãi vào vùng da đang bị tổn thương vì có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn thứ phát và có thể để lại sẹo.

vicare.vn-benh-zona-than-kinh-moc-cho-nao-nguy-hiem-nhat-body-3

  • Đối với những người đang bị bệnh zona thì tuyệt đối không được đắp đỗ xanh, gạo nếp hoặc các lá thuốc nam,...lên vùng da đang tổn thương, vì làm như vậy không chữa được bệnh mà còn gây tăng nguy cơ bội nhiễm da, gây loét, kích ứng da...
  • Cần uống thuốc và làm theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý dừng uống thuốc vì có thể ảnh hưởng đến quá trình lành bệnh.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh zona thần kinh, HoiBenh hi vọng các bạn đã biết bệnh zona mọc chỗ nào nguy hiểm nhất và các điều trị bệnh hiệu quả. Khi thấy những triệu chứng mới hoặc không thể kiểm soát được cơn đau hoặc cơn ngứa của bệnh zona thần kinh, bạn cần đến khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Trang Nguyễn