Bệnh zona thần kinh có lây nhiễm không?

Bệnh zona khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết zona thần kinh có lây không. Bệnh zona thường gây ra những vệt hoặc mảng phồng rộp đau rát trên da, xuất hiện trên thân người, chân tay, và hay gặp trên mặt. Bệnh zona thần kinh là hậu quả của việc kích hoạt virus thủy đậu vốn có trong các mô thần kinh ở trạng thái không hoạt động (trạng thái ngủ).

Bệnh zona thần kinh có lây nhiễm không? Bệnh zona thần kinh có lây nhiễm không?

Đường lây truyền của bệnh zona thần kinh

Zona thần kinh hoàn toàn có thể lây lan sang người khác. Những người chưa từng bị thủy đậu và chưa được chủng ngừa virus này sẽ dễ bị nhiễm virus gây bệnh zona. Do đó, bệnh nhân zona sẽ là nguồn lây lan virus thủy đậu trong quá trình lan truyền virus varicella-zoster (VZV) trong cộng đồng.

Cần nhớ rằng, những nốt phát ban của bệnh zona không có tính chất lây nhiễm nên bạn sẽ không bị bệnh khi trực tiếp chạm vào chúng. Ngược lại, virus sẽ lây lan từ những vết phồng rộp (mụn nước) sang những người không có miễn dịch với VZV và họ sẽ bị mắc bệnh thủy đậu, bao gồm cả người lớn, trẻ lớn và trẻ nhỏ.

Người bị nhiễm thủy đậu về sau có thể sẽ bị bệnh zona thần kinh vào thời điểm nào đó trong cuộc đời. Theo cách này, bệnh zona có thể được coi là nguyên nhân truyền nhiễm gián tiếp. Hơn nữa, việc nhiễm virus varicella-zoster thường lây truyền ở dạng bệnh thủy đậu, và dẫn đến sự phát triển của bệnh zona ở một số bệnh nhân, một số nhà nghiên cứu cho rằng bệnh zona lây truyền gián tiếp do bệnh thủy đậu.

vicare.vn-benh-zona-than-kinh-co-lay-nhiem-khong-body-1

Bệnh zona thần kinh lây lan thế nào?

Các nốt phát ban của bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện sau một vài ngày có các triệu chứng như:

  • Ngứa ngáy trên da
  • Hiện tượng châm trích và / hoặc
  • Hiện tượng tê bì, thường chỉ ở một bên của cơ thể.

Trong quá trình nổi ban và sau đó hình thành các vết phồng rộp, virus bắt đầu rời khỏi các vết thương trên da và lây lan ra xung quanh.

Bệnh zona thần kinh có hai giai đoạn, giai đoạn báo trước (tiền triệu) và giai đoạn hoạt động. Giai đoạn báo trước là giai đoạn có các triệu chứng nhưng chưa có phát ban; giai đoạn hoạt động là khi các nốt phát ban bắt đầu xuất hiện.

Triệu chứng của bệnh zona thần kinh

Mọi người sẽ thường gặp phải một hoặc vài triệu chứng khác của bệnh được liệt kê dưới đây:

  • Đau đầu
  • Sốt và ớn lạnh,
  • Khó chịu,
  • Buồn nôn
  • Đau nhức cơ thể
  • Sưng hạch bạch huyết.

Bệnh zona lây nhiễm trong bao lâu?

Các triệu chứng điển hình của bệnh là các mụn nước gây đau xuất hiện thành dải dọc theo hệ thống dây thần kinh ở một bên của cơ thể, những mụn nước này sau đó sẽ vỡ ra và chảy dịch. Điều này có thể kéo dài khoảng năm đến bảy ngày. Ở vị trí các nốt mụn nước này thường gây đau dữ dội vì các dây thần kinh bị kích thích. Những người mang bệnh sẽ trở thành nguồn lây nhiễm và có thể lây lan virus từ khi mụn nước bắt đầu hình thành cho đến khi tất cả các mụn nước vỡ ra. Các nốt sẽ lành lại trong vòng 2-4 tuần và một số vùng da có thể để lại sẹo.

vicare.vn-benh-zona-than-kinh-co-lay-nhiem-khong-body-2

Bệnh zona có thể lây qua tiếp xúc hoặc nước bọt

Những người chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa chích ngừa vaccin thủy đậu, khi vô tình chạm vào những mụn nước của bệnh zona rất dễ bị lây nhiễm virus varicella-zoster (VZV) bị bong ra từ các vết thương này.

Mặc dù bệnh này ít được liệt kê là bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng mọi người nên lưu ý rằng, trong quá trình động chạm, quan hệ tình dục với người bị zona vẫn còn mang virus, virus có thể lây sang người không bị nhiễm bệnh. Và người bị lây này nếu không có miễn dịch với VZV, thì sẽ mang theo virus trong người và có thể phát triển bệnh thủy đậu hay zona thần kinh trong tương lai.

Về mặt lý thuyết, virus varicella-zoster có thể lây lan sang những người khác khi bệnh bùng phát vì virus có mặt trong dịch tiết từ mũi và họng những người bị thủy đậu và / hoặc bệnh zona. Tuy nhiên, có rất ít dữ liệu về tần suất của con đường lây truyền này, nên nó được coi là hiếm khi xảy ra.

Trường hợp nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu xuất hiện tình trạng đau và/ hoặc các nốt phát ban ở một bên của cơ thể hoặc trên mặt, cần đi khám càng sớm càng tốt, bác sĩ sẽ có phương án điều trị để làm giảm cơn đau và xử lý các vấn đề về thần kinh hoặc mắt.

Nếu phát ban xuất hiện ở gần mũi hoặc mắt, cần đi khám ngay lập tức.

Những người đang có vấn đề về sức khỏe hoặc đang sử dụng thuốc làm giảm đáp ứng miễn dịch (như mang thai, ung thư, hóa trị, HIV) nên đi khám ngay lập tức nếu nghi ngờ bị bệnh zona thần kinh.

Trẻ em nên tiêm phòng vaccin thủy đậu; những người lớn tuổi (50-60 tuổi) nên hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ về việc tiêm vaccine cho bệnh zona (Zostavax, Shingrix) để giảm nguy cơ bị mắc bệnh này.

Xem thêm:

  • Mắc zona thần kinh bôi thuốc gì để nhanh khỏi?
  • Bệnh zona thần kinh có được tắm không?
  • Bệnh zona thần kinh có để lại sẹo không?